Gia Lai:

Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 721/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2030.

Theo đó, mục tiêu của đề án nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho một bộ phận lao động, dân cư trên địa bàn tỉnh; hình thành các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; tạo nguồn sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ trong nước, khu vực và thế giới.

Vườn hồ tiêu của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU. Ảnh: Lê Nam
Vườn hồ tiêu của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU. Ảnh: Lê Nam

Cụ thể, đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực, thế mạnh như: cà phê, tiêu, điều, mía, lúa, rau, cây ăn quả,…; tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1-2% sản phẩm tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trên địa bàn tỉnh; các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ theo tiềm năng thế mạnh được ưu tiên (mật ong, thịt gia súc, gia cầm,…); diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung vào các loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế; đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90-95%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75-80%; tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học được sử dụng trên tổng số thuốc bảo vệ thực vật đạt trên 30%; tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trên tổng sản phẩm phân bón lên 15%; hướng dẫn biện pháp phòng-chống sinh vật gây hại phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,3-1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Ảnh: Lê Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Ảnh: Lê Nam

Đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt trên 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực, thế mạnh (cà phê, tiêu, chè, điều, mía, lúa, rau, cây ăn quả,…); tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trên địa bàn tỉnh; các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ (mật ong, thịt gia súc, gia cầm,..); diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5-3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung vào các loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế; đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95-98%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 80-85%; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 -1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các bộ ngành Trung ương, địa phương và lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, khoa học và công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và các chương trình khác có liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null