Phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sở Công thương Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 15/KH-SCT về triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Chương trình đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực trong tỉnh với các vùng miền khác, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành Công thương, người dân, các cơ quan nhà nước về tầm quan trọng của việc phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Điểm trưng bày và bán sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tại huyện Krông Pa. Ảnh: V.T

Điểm trưng bày và bán sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tại huyện Krông Pa. Ảnh: V.T

Để triển khai kế hoạch, Sở Công thương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa; chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình mua bán, phân phối hàng hóa để kết nối cung cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy mô thị trường của từng địa bàn.

Sở Công thương chủ trì phối hợp với UBND các huyện, các sở, ngành liên quan, doanh nghiệp lựa chọn vị trí xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của các huyện. Sản phẩm trưng bày là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của 9 huyện có thế mạnh về xuất khẩu (Krông Pa, Kbang, Kông Chro, Chư Prông, Đak Đoa, Đức Cơ, Mang Yang, Chư Sê và Ia Grai). Đồng thời, tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa tỉnh Gia Lai và các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh thành trên cả nước...

Ngoài ra, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đưa sản phẩm đặc sản, đặc trưng đi tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại, các chuỗi cung ứng thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Triển khai các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, lồng ghép các nguồn lực, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hoặc góp vốn cùng các huyện để xây mới, nâng cấp, cải tạo xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn…

V.T

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.