Phân biệt “chuyền” và “truyền”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong ngôn ngữ hằng ngày, nhiều người không phân biệt được “chuyền” và “truyền” nên dẫn đến sử dụng nhầm lẫn hai từ này; chẳng hạn: truyền bóng, chuyền máu, chuyền dịch… Nguyên nhân chủ yếu là bởi hai từ này có âm đọc gần nhau. Hơn nữa, ý nghĩa của chúng cũng không có sự tách bạch rõ ràng.

Có điều này là bởi, xét về từ nguyên, “chuyền” có nguồn gốc từ chính “truyền”. Trong tiếng Hán, “truyền” (bộ nhân) có nghĩa là “từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại đời sau, lan ra xa”. Khi vào tiếng Việt, một mặt nó được Việt hóa hoàn toàn với âm đọc và ý nghĩa là “truyền” như chúng ta dùng hiện nay; mặt khác, nó bị biến thể thành “chuyền”. Dĩ nhiên, sự biến đổi này dẫn đến sự thay đổi nhất định về nghĩa (vì nếu không có điểm khu biệt nào so với “truyền”, “chuyền” sẽ bị quy luật chọn lọc của ngôn ngữ đào thải). Có thể phân biệt “chuyền” và “truyền” trên mấy phương diện sau:

Về đối tượng kết hợp, “chuyền” thường kết hợp với những đối tượng rời, hình dạng cố định, cụ thể, có thể thấy được; ví dụ: chuyền bóng, chuyền nhau tờ báo, chú khỉ chuyền từ cành này sang cành khác,… Còn “truyền” thường kết hợp với những đối tượng nguyên khối, hình dạng không cố định hoặc trừu tượng, không thể nhìn thấy; ví dụ: truyền máu, truyền dịch, truyền bệnh, truyền điện, truyền nhiệt, truyền thanh, truyền hình, truyền tin, truyền nghề…

Về khả năng kết hợp, vì “truyền” là từ Hán Việt nên chủ yếu kết hợp với các yếu tố Hán Việt khác (để tạo nên những tổ hợp Hán Việt có tính chất khái quát, trừu tượng); ví như: gia truyền, truyền thống, truyền kiếp, truyền kỳ, lưu truyền, thất truyền, chân truyền, truyền bá, truyền đạt, truyền thụ, truyền giáo, truyền đạo, di truyền, truyền cảm, truyền thông, truyền nhiễm, truyền thần… Trong khi đó, “chuyền” là từ Việt (gốc Hán biến thể) nên chủ yếu kết hợp với các từ thuần Việt để tạo nên những tổ hợp mang tính chất cụ thể, sinh động; chẳng hạn: bóng chuyền, băng chuyền, đường chuyền, chim chuyền cành, chuyền tay nhau…

Tóm lại, cùng một gốc và cùng mang nghĩa “từ chỗ này chuyển đến chỗ kia” nhưng “truyền” là từ Hán Việt, có khả năng kết hợp rộng và số lượng kết hợp lớn với những đối tượng trừu tượng hoặc không có hình dạng cụ thể. Ngược lại, “chuyền” là từ gốc Hán bị biến thể thành tiếng Việt, khả năng kết hợp hạn chế, số lượng kết hợp cũng không nhiều, chủ yếu đi với một số đối tượng cụ thể.

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao phần thưởng cho thủ khoa tốt nghiệp THPT của tỉnh tại Tuy Phước Đông

Gia Lai: Trao phần thưởng cho thủ khoa tốt nghiệp THPT của tỉnh tại Tuy Phước Đông

(GLO)- Sáng 20-7, Đoàn xã Tuy Phước Đông phối hợp cùng Đoàn Trường THPT Nguyễn Diêu và đại diện Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phước Sơn đã đến thăm, chúc mừng và trao phần thưởng trị giá 5 triệu đồng cho em Phạm Ngọc Nhã Uyên-thủ khoa cấp tỉnh khối D01 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sau hợp nhất tỉnh

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sau hợp nhất tỉnh

(GLO)- Chủ trương tiếp nhận học sinh từ Trường THPT chuyên Hùng Vương về Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và việc hỗ trợ con em cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo bố mẹ chuyển công tác về trung tâm hành chính sau hợp nhất tỉnh được nhiều người quan tâm.

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

null