“Nuôi heo đất”: Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau 15 năm triển khai, mô hình “Nuôi heo đất” của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Đống Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tiếp sức cho các hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Chi hội Phụ nữ tổ 1 là đơn vị đầu tiên của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Đống Đa triển khai mô hình “Nuôi heo đất”. Bà Nguyễn Thị Oanh-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 1-cho biết: Để giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, năm 2008, Chi hội đã ra mắt mô hình “Nuôi heo đất” với 35 thành viên. Đến nay, mô hình thu hút 400 thành viên tham gia, chia làm 7 nhóm với 11 con heo đất.

“Hàng tháng, chúng tôi mang heo đất đến từng gia đình để các hội viên đóng góp. Tùy theo khả năng kinh tế của từng gia đình mà mỗi người có thể tự nguyện bỏ số tiền vào heo đất. Chúng tôi cũng phân công người làm thủ quỹ để quản lý, theo dõi quá trình hoạt động của mô hình. Vào dịp 20-10, chúng tôi tiến hành khui heo; sau đó thì rà soát số hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ốm đau để thăm hỏi, hỗ trợ. Từ khi ra mắt mô hình đến nay, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 210 lượt hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với định mức 200-500 ngàn đồng/người”-bà Oanh cho hay.

Mô hình “Nuôi heo đất” của Chi hội Phụ nữ tổ 4, phường Đống Đa, TP. Pleiku. Ảnh: R.H

Mô hình “Nuôi heo đất” của Chi hội Phụ nữ tổ 4, phường Đống Đa, TP. Pleiku. Ảnh: R.H

Được triển khai từ tháng 3-2022, mô hình “Nuôi heo đất” của Chi hội Phụ nữ tổ 2 đã thu hút 335 hội viên tham gia. Bà Phạm Thị Quyền-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 2-thông tin: Mô hình “Nuôi heo đất” của tổ 2 chia làm 8 nhóm. Vào dịp 8-3, Chi hội tổ chức tọa đàm và trao mỗi nhóm 1 con heo đất để vận động các thành viên tự giác quyên góp. Cuối năm, Chi hội sử dụng số tiền thu được mua tặng các nhu yếu phẩm và sinh kế giúp hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

“Năm 2022, chúng tôi thu được hơn 6,6 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, Chi hội mua 1 cặp heo trị giá 3 triệu đồng trao cho 1 hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Những phần quà hỗ trợ tuy không lớn nhưng vô cùng ý nghĩa, kịp thời chia sẻ, khích lệ, động viên hội viên này vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống”-bà Quyền chia sẻ.

Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Đào Thị Vinh (tổ 2) bộc bạch: “Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo. Riêng tôi thì sức khỏe ngày càng suy giảm. Lâu nay, chi phí trang trải sinh hoạt đều nhờ vào đồng lương làm công nhân của con dâu trong nhà. Vừa rồi, tôi được Chi hội Phụ nữ tổ 2 hỗ trợ cặp heo và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh. Gia đình tôi sẽ chăm sóc heo thật tốt để cải thiện thu nhập”.

Mô hình “Nuôi heo đất” của Chi hội Phụ nữ tổ 4 cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các hội viên phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Trinh-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 4-tâm sự: Năm 2022, Chi hội xây dựng mô hình “Nuôi heo đất”. Phần lớn các hội viên của tổ 4 là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu nên việc vận động quyên góp tiền có nhiều thuận lợi. Nhờ vậy, ngày 20-10 vừa qua, chúng tôi thu được 9,8 triệu đồng. Số tiền này dành để thăm hỏi, tặng nhu yếu phẩm cho các hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Tố-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Đống Đa-thông tin: Mô hình “Nuôi heo đất” được triển khai từ năm 2008. Mô hình nhằm kịp thời động viên, giúp đỡ các đối tượng yếu thế vươn lên trong cuộc sống. Thời gian tới, Hội tiếp tục nhân rộng mô hình này tại Chi hội phụ nữ tổ 3 nhằm góp phần cùng hệ thống chính trị thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.