Nông thôn "thay áo mới" - Kỳ 1: Làng quê khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn ở tỉnh Gia Lai nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào, quá trình thực hiện chương trình này còn khó khăn, thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải có giải pháp đột phá để hoàn thành mục tiêu đề ra trong những năm tiếp theo.
Nhìn vào những sự thay đổi, từ cơ sở vật chất đến đời sống của người dân ở vùng nông thôn tỉnh ta sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, không ai không cảm thấy vui mừng, tự hào. Đây là kết quả tương xứng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của đông đảo người dân trong hành trình xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 
Hạ tầng thiết yếu từng bước được hoàn thiện
Kông Chro là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. 10 năm qua, kể từ khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, diện mạo nông thôn của huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện đã tập trung ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Ông Phan Văn Trung-Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho biết: “Mặc dù đến nay Kông Chro chưa có xã nào đạt chuẩn NTM nhưng diện mạo nông thôn của huyện đã thực sự đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Nhận thức của cán bộ và người dân cũng đã chuyển biến tích cực, từ thụ động, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước sang chủ động đóng góp công sức, tiền của và tích cực tham gia xây dựng NTM”.
Người dân làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cùng với chính quyền địa phương, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện di dời, sắp xếp lại khu dân cư theo quy hoạch. Ảnh: Dung Tấn
Người dân làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cùng với chính quyền địa phương, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện di dời, sắp xếp lại khu dân cư theo quy hoạch. Ảnh: Dung Tấn
Tương tự, tại huyện biên giới Đức Cơ, sau gần 10 năm triển khai xây dựng NTM, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở hầu hết các xã đã phát triển nhanh, nổi bật là hệ thống đường giao thông trục xã, trục thôn, điện sinh hoạt, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... được đầu tư đã làm tiền đề cho sự phát triển chung của huyện. Ông Nguyễn Quốc Tư-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ-chia sẻ: “Từ nguồn vốn trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và các nguồn vốn khác, huyện đã phân bổ cho các địa phương với tổng kinh phí hơn 337,6 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Theo đó, huyện đã đầu tư xây mới và sửa chữa hơn 259 km đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, huyện chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi giúp người dân chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp”.
Theo tổng hợp của UBND tỉnh, trong 10 năm qua, thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh đã nhựa hóa, bê tông hóa được 2.079 km đường trục xã; cứng hóa 2.266 km đường trục thôn, làng, 1.945 km đường ngõ xóm, 2.245 km đường nội đồng; kiên cố hóa hơn 401,7 km kênh mương; xây mới, cải tạo, nâng cấp 167 công trình thủy lợi; nâng cấp và xây mới 729 trường, điểm trường; xây mới, nâng cấp 43 chợ; xây mới, cải tạo đạt chuẩn 135.508 nhà ở; xóa 3.208 nhà tạm, nhà dột nát...
Đời sống người dân không ngừng nâng cao
Cùng với đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, các cấp chính quyền trong tỉnh cũng đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, nông hội ở tất cả các ngành, lĩnh vực; tập trung triển khai xây dựng NTM gắn với thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”. Trong đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện toàn tỉnh đã có 23.571 ha cây trồng sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm.
Người dân xã Cư An (huyện Đak Pơ) sản xuất theo hướng VietGAP để phát triển kinh tế
Người dân xã Cư An (huyện Đak Pơ) sản xuất theo hướng VietGAP để phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Nam
Ông Lê Trọng-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang-cho biết: “Muốn tái cơ cấu ngành nông nghiệp mang lại hiệu quả, trước hết phải xác định lại những ngành hàng nông sản hiện có thế mạnh để phát triển. Hiện nay, người dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cao su tiểu điền kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Bước đầu, việc chuyển đổi này đã phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Tại An Khê, theo ông Huỳnh Ngọc Mỹ-Trưởng phòng Kinh tế thị xã, UBND thị xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân như cho vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ người dân tiếp cận hiệu quả các dự án sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế địa phương; thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững để cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, nhà vệ sinh… Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt hơn 35,2 triệu đồng/năm (tăng 3,4 lần so với năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,87%.
 Qua 10 năm xây dựng NTM, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được nâng cao. Hiện nay, toàn tỉnh có 78/184 xã đạt tiêu chí thu nhập (tăng 38 xã so với năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 12,89% (giảm 14,67% so với năm 2011). 
Đột phá từ Chỉ thị 12
Nhằm phát huy hơn nữa những kết quả đạt được của chương trình xây dựng NTM, đầu năm 2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS. Việc ban hành chỉ thị này chính là điểm nổi bật có tính đột phá trong phong trào xây dựng NTM ở tỉnh ta và là tiền đề để xây dựng thành công xã NTM, huyện NTM.  
Làm đường giao thông nông thôn tại huyện Chư Pah. Ảnh: ĐỨC THỤY
Làm đường giao thông nông thôn tại huyện Chư Pah. Ảnh: ĐỨC THỤY
 
“Cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công cụ thể các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách công tác xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng, có phương án chi tiết xây dựng khu dân cư, có lộ trình, giải pháp lồng ghép với chương trình xây dựng NTM và các chương trình, dự án khác, cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai hiệu quả cao nhất; chú trọng, khuyến khích xã hội hóa theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm… Từ năm 2018 trở đi, việc xây dựng “làng NTM trong đồng bào DTTS” phải ưu tiên gắn với lộ trình xã phấn đấu đạt chuẩn NTM; hàng năm đánh giá, rà soát lại để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện phát triển và điều kiện thực tế của địa phương”.
(Trích Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

Qua hơn 1 năm triển khai Chỉ thị số 12,  nhận thức của người dân tại các làng đồng bào DTTS đã thay đổi tích cực. Trong đó, thay đổi lớn nhất là người dân đã không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chủ động tham gia xây dựng NTM ở địa phương. Hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư làm thay đổi bộ mặt của làng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sinh hoạt, tập quán của người dân cũng từng bước được thay đổi theo hướng văn minh. Môi trường từng bước được cải tạo xanh-sạch-đẹp. An ninh trật tự được giữ ổn định. Đến nay, toàn tỉnh đã có 14 làng đạt chuẩn NTM và dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có thêm 69 làng đạt chuẩn. 
Ông Bùi Trọng Thành-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho hay: Năm 2018, được sự quan tâm của tỉnh và các ngành, huyện đã triển khai xây dựng thành công 2 làng NTM trong đồng bào DTTS là làng Hek và làng Pông (xã Chư A Thai). “Từ thành công bước đầu, huyện tiếp tục nhân rộng ra các làng trên địa bàn và phấn đấu đến cuối năm 2019 có thêm 10 làng đồng bào DTTS đạt làng NTM”-ông Thành cho biết thêm.
Còn ông Lê Trọng Nam-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) cho biết: Năm 2018, làng Bi Yông của xã được chọn thí điểm triển khai xây dựng làng NTM theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Sau 1 năm thực hiện, làng đã có sự thay đổi tích cực như: quy hoạch sắp xếp lại dân cư một cách hợp lý; hệ thống kết cấu hạ tầng điện, đường giao thông, trường học, nhà rông văn hóa, công trình nước sạch được đầu tư kiên cố. Người dân làng Bi Yông nói riêng và các thôn, làng trên địa bàn xã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm để chủ động phát triển kinh tế, tham gia cùng với địa phương xây dựng NTM.
Tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đánh giá cao những kết quả đạt được. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 12 ở một số cấp ủy còn hạn chế, chưa thật sự sâu rộng. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS còn cao, giảm nghèo chưa bền vững; người dân còn thiếu vốn làm ăn, thiếu đất sản xuất, thiếu kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật nuôi… Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu trong xây dựng NTM, nhất là đối với tiêu chí giao thông, môi trường.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 12, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang yêu cầu các cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân về chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là người dân các thôn, làng đồng bào DTTS nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của từng hộ gia đình trong xây dựng làng NTM. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên phát triển sản xuất. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để xây dựng làng NTM. Tích cực giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể, nhân dân để tuyên truyền, động viên, huy động sức mạnh toàn dân và huy động mọi nguồn lực để cùng chung tay, góp sức xây dựng làng NTM.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.