Nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình giúp dân phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 4 năm thành lập, Nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình (xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã giúp bà con nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, cho thu nhập ổn định.

Tham gia Nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình từ những ngày đầu thành lập, ông Phạm Văn Trung cho biết: Trước đây, gia đình ông canh tác theo kiểu truyền thống, thấy người ta làm sao thì mình làm vậy. Vì thế, có thời điểm, vườn hồ tiêu bị dịch bệnh chết hết.

Từ khi vào Nông hội, ông được tiếp cận những kiến thức mới do các chuyên gia hướng dẫn, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc các loại cây trồng. Nhờ vậy, 200 cây sầu riêng, 1.000 trụ hồ tiêu và 1.300 cây cà phê của gia đình đang sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Không chỉ chuyển đổi phương thức chăm sóc hiệu quả hơn, ông Trung còn lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho diện tích cây trồng của gia đình.

“Chỉ riêng chi phí phân bón, thuốc trừ sâu hàng năm cho các loại cây trồng đã hơn 160 triệu đồng. Muốn có thu nhập cao thì phải tìm cách tiết kiệm chi phí. Vì vậy, tôi đã học hỏi cách để lắp đặt hệ thống tưới nước tự động từ các hội viên nông hội.

Nhờ vậy, thay vì tốn cả trăm triệu đồng cho hệ thống tưới nước thì tôi chỉ phải chi phí hơn 40 triệu đồng. Trong năm qua, sau khi trừ chi phí, thu nhập của gia đình từ các loại cây trồng đạt hơn 1 tỷ đồng”-ông Trung cho hay.

ong-pham-van-trung-hoi-vien-nong-hoi-cay-an-qua-thon-thanh-binh-lap-dat-he-thong-tuoi-tu-dong-cho-vuon-cay-nham-tang-nang-suat-cay-trong-anh-ha-duy.jpg
Ông Phạm Văn Trung-hội viên nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình-lắp đặt hệ thống tưới tự động cho vườn cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Ảnh: H.D

Tương tự, ông Đào Duy Quỳnh cũng là hội viên tiêu biểu của Nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình. Gia đình ông hiện có 160 cây sầu riêng, 1.500 cây cà phê và 400 cây vải thiều mới cho thu bói. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm.

Ông Quỳnh chia sẻ: “Khi vào Nông hội, chúng tôi được kết nối với các đơn vị tư vấn kỹ thuật, được tiếp cận để học hỏi các kỹ thuật xen canh. Các sản phẩm chủ lực của Nông hội như sầu riêng cũng liên kết được với các cơ sở thu mua nên đầu ra ổn định”.

Nông hội trồng cây ăn quả thôn Thanh Bình thành lập vào tháng 8-2020 với 16 thành viên. Đến nay, Nông hội có 22 hội viên, trong đó, xã Ia Bă có 16 hội viên và xã Ia Hrung có 6 hội viên.

Tổng diện tích cây ăn quả của Nông hội khoảng 70 ha gồm các loại cây như: sầu riêng, cà phê, bơ, ổi, mít Thái... Sản lượng các loại cây ăn quả của Nông hội đạt gần 1.000 tấn/năm.

anh-dao-duy-quynh-mong-co-dau-ra-on-dinh-cho-cac-san-pham-cua-nong-hoi-anh-ha-duy.jpg
Theo ông Đào Duy Quỳnh, các sản phẩm chủ lực của Nông hội như sầu riêng cũng liên kết được với các cơ sở thu mua nên đầu ra ổn định. Ảnh: H.D

Ông Lê Văn Lực-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Bă kiêm Chủ nhiệm Nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình-cho biết: Ban Chủ nhiệm Nông hội đã xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức họp định kỳ 1 tháng/lần. Việc duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng giúp cho các hội viên có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt.

Từ khi thành lập đến nay, Nông hội đã 42 lần mời kỹ sư, các doanh nghiệp về tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hội viên. Nông hội cũng đã xây dựng được 2 mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích gần 100 ha để xuất khẩu.

Ban Chủ nhiệm Nông hội cũng chủ động liên hệ làm việc với các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh có uy tín cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống các loại đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý cho hội viên để phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, thông qua các buổi sinh hoạt, Ban Chủ nhiệm Nông hội đã lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, nhắc nhở các hội viên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách); không sử dụng thuốc trừ cỏ trong canh tác; bỏ và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Những việc làm này đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của các hội viên, tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa lớn, hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hiện sản phẩm sầu riêng của Nông hội đã được chứng nhận OCOP 3 sao.

“Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình hoạt động, Nông hội vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định, nhất là việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Điều này khiến Nông hội gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất và thu hút hội viên tham gia”-ông Lực cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

(GLO)- Chiều 4-2, tại hẻm 502 đường Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku) Công an phường Hội Phú phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai tổ chức bàn giao một cá thể tê tê thuộc loài nguy cấp, quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chuyên môn chăm sóc để thả về tự nhiên.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).