Nông dân phấn khởi vì sản phẩm cây ăn quả bán được giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày này, giá thu mua các loại cây ăn trái tại vườn ở một số địa phương trong tỉnh tăng cao đã giúp người trồng có thêm nguồn thu đáng kể để chuẩn bị cho cái Tết tươm tất hơn.

Theo thống kê của UBND xã Sơn Lang (huyện Kbang), hiện nay, người dân trên địa bàn xã đang canh tác hơn 50 ha cam, quýt và bưởi, trong đó, có hơn 40 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Lê Quý Truyền-Chủ tịch UBND xã Sơn Lang cho biết: Nhờ trồng theo hướng VietGAP nên sản phẩm cam, quýt của người dân đạt chất lượng cao và được thương lái ưa chuộng. Riêng dịp giáp Tết Nguyên đán này, sản phẩm cam, quýt của người dân bán được giá tương đối cao, trung bình 30-35 ngàn đồng/kg tùy theo từng loại và tùy thời điểm. Vì thế, sau khi trừ chi phí, người dân cũng có một nguồn thu nhập đáng kể.

ba-hong-thu-hoach-cam-de-dong-gui-cho-thuong-lai-anh-do-nhan-vat-cung-cap.jpg
Bà Hồng thu hoạch cam để đóng gửi cho thương lái. Ảnh do nhân vật cung cấp

Bà Bùi Thị Cẩm Hồng (thôn Thống Nhất, xã Sơn Lang) phấn khởi chia sẻ: Gia đình bà vừa thu hoạch xong hơn 100 cây quýt hồng với gần 2 tấn quả. Nhờ bán được giá 30-35 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên 50 ngàn đồng/kg, gia đình thu hơn 70 triệu đồng. Trừ chi phí từ khi trồng đến khi thu hoạch là 20 triệu đồng, gia đình lãi gần 50 triệu đồng. “Trước đó, vào đầu tháng 12 âm lịch, gia đình tôi cũng lãi 150 triệu đồng từ thu hoạch 8 sào cam Vinh. Nhờ đó, gia đình có thêm khoản để chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán”-bà Hồng vui vẻ cho hay.

Còn bà Dương Thị Miền (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang) thì thông tin: “Gia đình tôi trồng 200 cây cam, 100 cây bưởi đào, 40 cây bưởi da xanh và 20 cây quýt hồng. Dịp giáp Tết nguyên đán này, tôi thu được gần 2 tấn sản phẩm các loại. Tùy theo loại quả mà có giá bán khác nhau, trừ chi phí, gia đình lãi gần 60 triệu đồng”.

nho-ban-duoc-gia-nguoi-trong-cam-quyt-o-xa-son-lang-co-nguon-thu-kha-trong-dip-nay-anh-do-nguoi-dan-cung-cap.jpg
Nhờ bán được giá, người trồng cam, quýt ở xã Sơn Lang có nguồn thu khá trong dịp này. Ảnh do người dân cung cấp

Tương tự, những ngày này, người trồng dưa lưới tại xã Ia Nhin (huyện Chư Păh) cũng phấn khởi khi sản phẩm bán được giá cao. Ông Hoàng Việt Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Nhin cho biết: Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, gần 100 hộ dân trong xã đã xuống giống gần 11 ha dưa lưới. Bên cạnh năng suất đạt cao, càng về cận Tết, giá bán dưa lưới càng tăng nên người dân rất phấn khởi. Riêng khoảng 10 ngày trở lại đây, giá dưa được thương lái thu mua tận vườn dao động 30-36 ngàn đồng/kg, cao hơn so với dịp này năm ngoái 3-9 ngàn đồng/kg. Với năng suất đạt 3-3,5 tấn/sào, trừ chi phí, người dân lãi 60-80 triệu đồng/sào.

Ông Phan Văn Nguyên (thôn Ia Sik, xã Ia Nhin) phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi trồng 4 sào dưa lưới, trong đó, có 1,7 sào cho thu hoạch vào dịp giáp Tết Nguyên đán. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, 1,7 sào dưa lưới phát triển tốt, cho năng suất đạt hơn 5 tấn quả, bán với giá 36 ngàn đồng/kg ngay tại vườn, gia đình thu về 180 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 150 triệu đồng”.

anh-tu-co-lai-cao-nho-ban-dua-luoi-duoc-gia-anh-hong-thuong.jpg
Anh Tư có lãi cao nhờ bán dưa lưới được giá. Ảnh: Hồng Thương

Còn anh Trần Đình Tư (cùng thôn Ia Sik) thông tin: “Để đáp ứng thị trường Tết Nguyên đán, tôi xuống giống 1,7 sào dưa lưới giống VA74. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, tôi thu được 5,4 tấn quả. Tuy nhiên, do dưa lưới của tôi thu hoạch từ đầu tháng 12 âm lịch nên chỉ bán được giá 28 ngàn đồng/kg. Sau khi bán, tôi thu hơn 151 triệu đồng, trừ chi phí, tôi lãi gần 80 triệu đồng.

Trong khi đó, dịp này, nông dân trồng chuối tại xã Ia Piơr (huyện Chư Prông) cũng có một nguồn thu nhập cao nhờ bán được giá. Bà Phạm Thị Khuyên-Chủ tịch Hội Nông dân xã thông tin: Toàn xã có hơn 30 ha cây ăn trái, trong đó, chỉ có hơn 10 ha chuối tây Thái Lan được thu hoạch vào dịp giáp Tết Nguyên đán. Đến thời điểm này, người dân đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích hơn 10 ha chuối này với năng suất đạt hơn 18 tấn/ha. Đặc biệt, năm nay, giá chuối bán cao, gần 20 ngàn đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nên người dân rất phấn khởi. Sau khi trừ chi phí, người dân lãi gần 100 triệu đồng/ha.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null