Nông dân Ia Púch trúng mùa điều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Púch là xã có diện tích điều lớn nhất huyện Chư Prông với hơn 600 ha. Vụ thu hoạch này, điều vừa được mùa, được giá nên nông dân nơi đây rất phấn khởi.

Anh Rơ Mah Nhót-cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Ia Púch, cho biết: “Hiện nay, xã Ia Púch có hơn 600 ha điều, trong đó 90% diện tích đang ở thời kỳ kinh doanh. Nhiều năm qua, điều là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân trong xã”.

 

Nông dân Ia Púch phấn khởi vì điều được mùa, được giá. Ảnh: Đ.D
Nông dân Ia Púch phấn khởi vì điều được mùa, được giá. Ảnh: Đ.D

Theo chỉ dẫn của anh Nhót, chúng tôi xuống làng Chư Có, nơi có hàng trăm héc-ta điều. Dọc 2 bên đường làng, những vườn điều đang thời kỳ kinh doanh được trồng theo từng hàng thẳng tắp, quả chín vàng rực, sai lúc lỉu. Nhiều hộ trồng điều lâu năm trong làng cho biết, năm nay, cây điều sai quả hơn mọi năm và giá lại cao nên ai cũng vui.  Mấy năm gần đây, bà con đã đưa giống điều ghép cao sản vào trồng nên năng suất tăng cao, thời gian ra quả cũng sớm hơn so với cây điều thực sinh. Chỉ tính riêng trong năm 2017, xã Ia Púch đã tái canh và trồng mới gần 98 ha điều ghép cho năng suất cao, bình quân đạt 2-2,5 tấn quả tươi/ha.

Bà Vũ Thị Thúy-một người trồng điều ở xã Ia Púch, cho biết: “Mấy năm nay, giá điều khá cao nên người dân rất phấn khởi. Đầu vụ thu hoạch, giá tới 45.000 đồng/kg hạt điều tươi. Hiện nay, giá hạt điều tuy có hạ nhưng vẫn ở mức 42.000 đồng/kg”. Do giá điều cao và ổn định nên người dân xã Ia Púch rất yên tâm gắn bó với loại cây trồng này. Bởi lẽ, trồng điều tốn ít công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp, mức độ rủi ro cũng ít hơn so với các loại cây công nghiệp khác như: cà phê, hồ tiêu. Hơn nữa, loại đất pha cát tại xã biên giới Ia Púch rất phù hợp với cây điều. Cây điều trồng ở đây phát triển rất nhanh, quả to, hạt chắc hơn những nơi khác nên rất được thương lái ưa thích.

Ông Đỗ Đình Dũng-một người dân ở thị trấn Chư Prông vào xã Ia Púch trồng điều đã hơn 10 năm nay, cho biết: “Gia đình tôi trồng được 3 ha điều, mỗi năm thu hoạch được 6 tấn quả tươi. Với giá cả như hiện nay thì trừ chi phí, mỗi năm gia đình cũng thu lãi hơn 200 triệu đồng. Điều là loại cây rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nên rất thích hợp với các hộ có nhiều lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa”.

Đỗ Doanh

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null