Nông dân Gia Lai phấn khởi xuống đồng đầu xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết vui tươi, nhiều nông dân đã quay lại việc đồng áng với ước nguyện một năm mưa thuận, gió hòa và có một mùa vụ bội thu.

Ngay từ sáng mùng 2 Tết, khi không khí du xuân vẫn còn tràn ngập ở mọi nơi thì nhiều nông dân trên địa bàn các huyện Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa đã tranh thủ đưa máy bơm ra đồng để tưới nước cho cây cà phê. Anh Nguyễn Bá Vĩ (thôn Hợp Nhất, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho hay: Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên trước Tết có mưa, tuy nhiên lượng nước không đủ nên anh phải đưa máy bơm ra “tưới đuổi” bổ sung nước cho 1 ha cây để hoa nở đều, đậu quả. Còn hơn 1 ha cà phê chưa tưới kịp nên anh tranh thủ nghỉ ngày mùng 1 đi chúc Tết họ hàng, người thân, đến ngày mùng 2 tiếp tục đem máy ra để tưới nước cho diện tích cà phê còn lại. “Việc tưới nước và cắt tỉa cành cà phê kịp thời sau thu hoạch rất quan trọng vì nó quyết định đến sinh trưởng của cây và cho năng suất ổn định. Lượng nước tưới không chỉ để duy trì sự phát triển của cây mà còn là điều kiện để cây ra hoa đợt 1 và 2 trong mùa khô. Cà phê là loại cây trồng cần nhiều nước và phải tưới 3-4 lần trong mùa khô. Hy vọng năm mới thời tiết thuận lợi để người nông dân có mùa vụ bội thu”-anh Vĩ kỳ vọng.

Anh Nguyễn Bá Vĩ dùng béc phun mưa để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam.

Anh Nguyễn Bá Vĩ dùng béc phun mưa để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam.

Theo ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai: Toàn huyện có hơn 18 ngàn ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh khoảng 16 ngàn ha. Trước Tết Nguyên đán trên địa bàn xuất hiện mưa xuân nhưng lượng mưa không đủ để cho cây cà phê bung hoa hết. Do đó, để bù nước cho cây, người trồng cà phê đã tranh thủ “tưới đuổi” từ trước và trong Tết. Qua kiểm tra đánh giá thì nguồn nước tại các ao, hồ thủy lợi, sông suối năm nay cao hơn trung bình nhiều năm nên dự báo cơ bản đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất. Theo kế hoạch, từ ngày mùng 10 tháng Giêng các công trình thủy lợi sẽ bắt đầu xả nước để phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 và cây công nghiệp dài ngày.

Tại huyện Phú Thiện, nhiều nông dân đã ra đồng từ sớm để lấy nước vào ruộng lúa, chăm sóc vườn rau. Ông Phạm Ba (tổ dân phố 1, thị trấn Phú Thiện) cho biết, mặc dù vui đón Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chăm sóc vườn rau, hoa của gia đình. Theo ông Ba, gia đình có gần 1 ha đất chủ yếu trồng các loại rau, củ, quả như: bắp cải, cải củ, khổ qua, dưa leo. Cứ vụ nào thì rau đó và được thương lái đến tận vườn để thu mua. Ngoài ra, những tháng cuối năm gia đình ông trồng thêm hoa lay ơn để bán Tết. Mỗi năm, nếu thời tiết thuận lợi, giá cả ổn định sẽ mang lại cho gia đình ông lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. “Làm la gim thì không có ngày nghỉ, kể cả ngày Tết. Do đó, từ mùng 1 tôi đã tranh thủ ra đồng sáng sớm để tưới nước cho vườn rau, hoa xong mới về chơi Tết, thăm anh em họ hàng. Năm mới mong ước của người nông dân chỉ đơn giản là có sức khỏe, mưa thuận gió hòa và giá cả thị trường ổn định để người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập và làm giàu từ nông nghiệp”-ông Ba chia sẻ.

Gia đình ông Phạm Ba chăm sóc vườn bắp cải để phục vụ người tiêu dùng sau Tết. Ảnh: Lê Nam.

Gia đình ông Phạm Ba chăm sóc vườn bắp cải để phục vụ người tiêu dùng sau Tết. Ảnh: Lê Nam.

Bà Tô Thị Nghị (thôn 7, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) vui vẻ nói: "Gia đình có hơn 1.000 m2 để trồng các loại rau xanh. Tôi chỉ nghỉ Tết ngày mùng 1, còn lại vẫn phải tranh thủ ra vườn để tưới nước và thu hoạch rau. Bước vào năm mới, gia đình cũng mong thời tiết thuận lợi, giá cả ổn định để người trồng rau bớt vất vả".

Ngay từ mùng 2 Tết gia đình bà Tô Thị Nghị đã ra vườn chăm sóc và thu hoạch rau xanh để phục vụ người tiêu dùng. Ảnh: Lê Nam.

Ngay từ mùng 2 Tết gia đình bà Tô Thị Nghị đã ra vườn chăm sóc và thu hoạch rau xanh để phục vụ người tiêu dùng. Ảnh: Lê Nam.

Tại các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh, sau các ngày nghỉ Tết, các nhà máy đường An Khê, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai bắt đầu hoạt động lại, nhiều nông dân cũng tất bật ra đồng để thu hoạch mía niên vụ 2022-2023. Sau 2 ngày vui Tết ấm áp cùng gia đình và người thân, từ mùng 3 Tết, gia đình anh Ksor Luân (buôn Prong, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) đã thuê hơn chục nhân công ra rẫy để thu hoạch mía. "Tôi thấy ngày mùng 3 Tết rất tốt cho xuất hành đầu năm, hy vọng một năm thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nếu so với mọi năm thì năm vừa rồi mưa đều giúp cây mía phát triển tốt. Dự kiến năng suất mía của gia đình đạt khoảng 100 tấn/ha. Hiện nay công ty đang thu mua với giá 1,1 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường. Như vậy, sau khi trừ chi phí gia đình có thu nhập trên 100 triệu đồng”-anh Luân vui vẻ nói.

Người dân Krông Pa thu hoạch mía. Ảnh: Lê Nam.

Người dân Krông Pa thu hoạch mía. Ảnh: Lê Nam.

Đối với người nông dân, việc ra đồng ngày đầu năm mới cũng rất quan trọng. Họ ra đồng chỉ đơn giản là thăm ruộng, lấy nước vào ruộng hay nhổ vài cây cỏ, dặm lại đám ruộng gieo sạ chưa đều, cắt tỉa cành cà phê… để lấy ngày cầu may mắn.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null