Nông dân tất bật vào mùa tưới cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Toàn tỉnh hiện có hơn 98.700 ha cà phê, trong đó, khoảng 87.500 ha đang kinh doanh. Để vườn cây phát triển tốt, người dân đang tập trung tưới nước đợt một và cắt tỉa cành.

Cà phê là loại cây trồng cần nhiều nước và phải tưới 3-4 lần trong mùa khô. Việc tưới nước, cắt tỉa cành sau thu hoạch quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất vườn cây vụ sau. Nguyên tắc tưới cho cây là phải đúng lúc, đủ nước. Nếu tưới muộn, cây sẽ bị suy kiệt, rụng lá, khô cành; còn tưới sớm khi cây chưa phân hóa mầm hoa sẽ làm cho cà phê nở hoa không đều, khó khăn cho thu hoạch và giảm năng suất. Để hoa cà phê nở đều phải tưới 400-500 lít nước/gốc vì giai đoạn này cây cần lượng nước nhiều nhất.

Người dân xã Ia Sao (huyện Ia Grai) tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Gia Hưng

Người dân xã Ia Sao (huyện Ia Grai) tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Gia Hưng

Những ngày này, anh Nguyễn Hữu Nghị (thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đang tưới nước đợt một cho gần 1 ha cà phê của gia đình. Anh cho biết: Vừa qua, do ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên trên địa bàn xã có mưa. Lượng mưa không đủ để cây ra hoa nên gia đình phải đưa máy bơm tưới bổ sung. Còn gần 2 ha nữa, anh sẽ tưới nước sau Tết Nguyên đán. “Cà phê sau khi thu hoạch phải cắt tỉa cành, tạo tán lại. Sau đó, cần “siết nước” để cây phân hóa mầm hoa và khi lá bắt đầu rũ xuống vào ban ngày là thời điểm thích hợp nhất để tưới nước. Tưới đúng thời điểm giúp cây ra hoa nhiều và đều sẽ thuận lợi cho việc thu hoạch đồng loạt sau này”-anh Nghị chia sẻ. Tương tự, chị Bùi Thị Hương (thôn Tân An, xã Ia Sao) cho hay: Gia đình chị có 1,5 ha cà phê kinh doanh. Thông thường phải sau Tết Nguyên đán, chị mới tưới nước cho vườn cà phê. Nhưng năm nay, do có mưa xuân nên chị phải “tưới đuổi” để bù nước cho cây nở hoa. Bởi nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa không nở hết, khô chùm hoa, giảm năng suất.

Còn ông Lê Diệu Kỳ (thôn 6, thị trấn Chư Prông) thì chia sẻ: Sau khi thu hoạch cà phê xong, gia đình thuê nhân công cắt tỉa cành giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi mầm hoa và ra hoa nhiều. Gia đình cũng vừa mới tưới xong đợt một cho hơn 1 ha cà phê. Đặc tính cây cà phê vào mùa khô cần tưới nước 3-4 lần. Nếu năm nào mưa muộn hoặc bị hạn thì phải tưới 5-6 lần. “Ngày trước, tôi thường tưới dí để cho nước chảy trực tiếp vào gốc nhưng phương pháp này vừa tốn công, vừa tốn nhiều nước lại dễ gây xói mòn. Để tiết kiệm nước và nhân công, tôi đã đầu tư hệ thống béc tưới phun mưa”-ông Kỳ nói.

Theo ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai: Toàn huyện có hơn 18 ngàn ha cà phê, trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 16 ngàn ha. Theo kế hoạch, ngày 31-1 (mùng 10 tháng Giêng), huyện mới chỉ đạo xả nước từ các công trình thủy lợi để người dân lấy nước tưới cho cây trồng. Vừa qua, trên địa bàn có mưa nhưng lượng mưa không đủ để cho cây bung hoa hết. Do đó, để bù nước cho cây nở hoa, Phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo người dân tập trung mọi nguồn lực tưới nước cho vườn cà phê trước Tết Nguyên đán. Đồng thời, áp dụng phương pháp tưới phun mưa trên cao và phun mưa tại gốc hoặc tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Bên cạnh đó, người dân cần bón phân hợp lý bổ sung chất dinh dưỡng cho cây cà phê. Qua rà soát, kiểm tra đánh giá nguồn nước tại các ao, hồ thủy lợi, sông suối thì lượng nước tích trữ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nên dự báo cơ bản đủ nước tưới cho cây trồng trong mùa khô năm nay.

Còn theo ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh: Sau khi thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022, người dân đang triển khai cắt tỉa cành, tạo tán cho cây và tưới nước. Ngay từ đầu mùa khô, cơ quan chuyên môn của huyện đã kiểm tra, đánh giá nguồn nước ở sông suối và các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức nạo vét kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng và khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân và cây công nghiệp dài ngày. “Hiện nay, người dân đang tập trung chăm sóc, tưới nước cho cây cà phê. Qua đánh giá, lượng nước năm nay tại các ao, hồ, đập và các suối cao hơn mọi năm, đảm bảo cho sản xuất”-ông Sơn cho biết thêm.

GIA HƯNG

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.