Nhiều rào cản thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Gia Lai mới có 60/184 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (gọi tắt là tiêu chí môi trường). Điều đó cho thấy, việc thực hiện tiêu chí này ở tỉnh ta đang gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, tiêu chí môi trường đã được xác định là khó thực hiện do tỉnh ta có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại, đời sống kinh tế của người dân khó khăn... Tuy nhiên, các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực triển khai các giải pháp thực hiện tiêu chí này, phát động phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, trồng cây xanh… nhằm từng bước xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.
 Người dân xã An Phú (TP. Pleiku) bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng vào bể chứa trên cánh đồng. Ảnh: N.D
Người dân xã An Phú (TP. Pleiku) bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng vào bể chứa trên cánh đồng. Ảnh: N.D
Ông Y Mưn-Bí thư Đảng ủy xã A Dơk (huyện Đak Đoa) cho biết: “Trước đây, ý thức của người dân trong xã về bảo vệ môi trường nông thôn chưa cao. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, Mặt trận và các đoàn thể của xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức trong bảo vệ môi trường sống xung quanh. Nhờ đó, môi trường trên địa bàn xã đã được cải thiện đáng kể”. Còn ông Phạm Minh Châu-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah) thì cho hay: Ia Mơ Nông là xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống nên việc tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nhận thức là rất quan trọng để thực hiện tiêu chí môi trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thực hiện trước để bà con thấy được lợi ích và làm theo. Đến nay, nhiều hộ đã xây được nhà tiêu hợp vệ sinh, làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc cách xa nhà ở, các làng tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm sạch sẽ... Vì vậy, môi trường sống đã có sự chuyển biến so với trước đây.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến nay, toàn tỉnh có 60/184 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường. Người dân các địa phương thường xuyên ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý chất thải, khơi thông dòng chảy; nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tự đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ… Nhờ đó, cảnh quan môi trường nông thôn nhiều nơi đã dần xanh, sạch, đẹp. Về các chỉ tiêu nhỏ trong tiêu chí môi trường, hiện có 150/184 xã đạt chuẩn đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; 106 xã đạt chỉ tiêu nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch; 85 xã xây dựng khu vực thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy định… Toàn tỉnh đã xây dựng 983 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường sống và sản xuất khu vực nông thôn. Dù vậy, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, việc thực hiện tiêu chí môi trường vẫn còn gặp không ít khó khăn như: nhận thức của một bộ phận người dân trong bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn lén lút vứt rác thải ra nơi công cộng; tỷ lệ hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp; việc thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật còn chưa được quan tâm thực hiện ở nhiều nơi...
Để đẩy mạnh thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung các giải pháp như đôn đốc các xã đã đạt chuẩn tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí này. Bên cạnh đó, Sở tập trung chỉ đạo các xã còn lại sớm hoàn thành tiêu chí môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả; rà soát, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Sở cũng sẽ đề nghị các địa phương chỉ đạo các xã thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
NGUYỄN HỒNG
-------------------------------------
CHUYÊN ĐỀ CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TỈNH GIA LAI

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.