(GLO)- Bén duyên với nhạc cụ dân tộc từ năm 12 tuổi, đến nay, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Rơ Châm Tih (làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có gần 40 năm gắn bó với âm nhạc truyền thống.
Nhiều thương hiệu chụp ảnh phim từng 'vang bóng một thời' gắn liền với ký ức của người dân Sài Gòn, vẫn duy trì sức sống dù trải qua bao cuộc đổi vần của thời cuộc.
(GLO)- Sáng 17-11, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch khai mạc “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch và “Cuộc thi tay nghề ẩm thực du lịch truyền thống”.
Nằm đối diện Bến xe Chợ Lớn (Q.6, TP.HCM), phố cưới hỏi trầu cau đường Lê Quang Sung đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Với gần 20 sạp và cửa hàng, nơi đây nổi tiếng nhờ những mâm trầu têm cánh phượng tinh xảo phục vụ lễ cưới hỏi.
(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.
(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.
(GLO)- Ngày 9-11, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch” tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai)
Ông cha ta từng nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “có công mài sắt có ngày nên kim”. Chính sự khổ luyện đầy chánh niệm đó đã đưa bao người đến đỉnh vinh quang. Báo Tiền Phong khởi đăng tuyến bài này ngõ hầu tham vấn với bạn trẻ một con đường lập thân, lập nghiệp…
(GLO)- Đan lát là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời ở Tây Nguyên. Công việc đan lát thường diễn ra trong những ngày nông nhàn và thường do những người đàn ông đảm nhận.
(GLO)- Ngày 18-10, tại huyện Mang Yang, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch”. Đây là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
(GLO)-Với chiếc lò rèn đắp bằng đất sét cùng một số dụng cụ đơn giản, già làng Đinh Hmêh (SN 1948, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã tạo ra những vật dụng hữu ích, giúp bà con Bahnar vùng Đông Trường Sơn có thêm những công cụ lao động sắc bén, có khả năng “ăn cây”, “ăn đất”.
(GLO)- Không còn “đóng khung” với những sản phẩm truyền thống quen thuộc, các nghệ nhân đan lát không ngừng học hỏi để sáng tạo nhiều mẫu mã mới, hữu dụng. Việc thay đổi cách làm để thích ứng với thời hội nhập đã tạo thêm cơ hội cho sản phẩm truyền thống.
Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Một số môn nghệ thuật truyền thống có thể dừng đào tạo do không thể tuyển sinh, không có người học. Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng chia sẻ tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua.
(GLO)- Đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, là bước chuẩn bị đường dài cho du lịch nông nghiệp thời gian tới. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng luôn gắn liền với tri thức bản địa và giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
(GLO)- Sáng 10-7, tại TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai), 87 cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu.
(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.
(GLO)- Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số, khơi dậy khát vọng, lòng tự hào về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1576/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu.