Hơn 200 nghệ nhân tham gia liên hoan cồng chiêng và hát dân ca xã Ia Kênh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 6-4, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã Ia Kênh (TP. Pleiku), UBND xã Ia Kênh tổ chức liên hoan cồng chiêng và hát dân ca lần thứ IV với sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân đến từ 6 làng trên địa bàn gồm: Nhao I, Nhao II, Mơ Nú, Thong Ngó, Thong Yố và O Sơr.

Tham gia liên hoan, mỗi đội trình diễn 2 bài cồng chiêng và 1 tiết mục dân ca với nội dung phong phú như: mừng lúa mới, cầu an, mừng nhà rông, mừng mùa màng bội thu, hát mừng chiến thắng, hát ru con... Các tiết mục được dàn dựng công phu, kết hợp múa xoang phụ họa sinh động, mang đến không khí rộn ràng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

anh-2.jpg
Các đội trình diễn cồng chiêng đặc sắc tại hội thi. Ảnh: Bá Bính

Theo đánh giá của ban tổ chức, các đội thi năm nay đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sáng tạo trong cách thể hiện. Âm hưởng cồng chiêng được trình tấu hào sảng, mạnh mẽ; các tiết mục dân ca mộc mạc, gần gũi, giàu cảm xúc, góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống đến với cộng đồng. Trang phục, đạo cụ và phong cách trình diễn đều được chăm chút, tạo điểm nhấn sinh động cho từng phần thi.

Kết thúc liên hoan, ban tổ chức đã trao tổng cộng 15 giải thưởng ở các nội dung: biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca và giải toàn đoàn. Đội làng Nhao I xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn khi đạt thành tích cao nhất ở cả hai nội dung. Giải nhì thuộc về đội làng Mơ Nú; giải ba được trao cho làng Thong Ngó và O Sơr; hai giải khuyến khích thuộc về làng Nhao II và Thong Yố.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.