Nối nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Gần 10 năm đã qua, ở ngôi làng nhỏ Kon Xơ Mluh (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) của người Ba Na, những phụ nữ trong gia đình vẫn cần mẫn và miệt mài “nối nghề”.

Lần ấy, nữ nghệ nhân làm gốm đầu tiên chúng tôi gặp là Y Pư. Chậm rãi nhào từng nhúm đất sét dẻo, chị nhẩn nha nặn từng chiếc nồi be bé trên tấm nan nhỏ. Chị bảo, nghề gốm thủ công có từ bao giờ, đến người già trong làng cũng không nhớ rõ. Song, chị nhắc nhiều về mẹ Y Nhanh và chị gái Y Ber của mình bằng niềm yêu mến thật mộc mạc. Họ là những người thầy đầu tiên của chị, cũng là những nghệ nhân làm gốm nổi tiếng khắp vùng. Lần ấy, Y Pư tiếc vì chị Y Ber bị ốm, không về tham gia trưng bày, giới thiệu nét đẹp nghề gốm truyền thống được. Sau đó, chị còn tự hào góp mặt trong một số sự kiện văn hóa dân gian có sức lôi cuốn và lan tỏa. Y Pư trở thành Nghệ nhân Ưu tú đầu tiên ở địa phương được tôn vinh bằng chính nghề gốm mà mình gắn bó.

Cuối năm 2024, Chương trình trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống các DTTS của tỉnh có sự tham dự của bà Y Ber (74 tuổi). Lần này, dù thiếu vắng em gái Y Pư, song cùng với nghệ nhân lão làng là em dâu Y Kher (56 tuổi) và con gái Y Ben (37 tuổi). Bà vui lắm, vì cho đến giờ, cả nhà còn 4 chị em dì cháu cùng chung tay giữ gìn nét đẹp nghề gốm lâu đời của dân tộc.

noi-nghedd.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Y Ber. Ảnh: T.N

Được biết, nguyên liệu được dùng làm gốm ở làng là loại đất sét đã có sẵn tại khu vực suối Đăk Gơ Ga gần làng Kon Xơ Mluh. Vì không dẻo, mịn như đất sét một số nơi, nên nó được lấy về, phơi khô, giã nát, rồi giần sàng cẩn thận trước khi có được bột đất tơi mịn. Đất mịn được trộn với nước và nhào, đập thật kỹ thành một khối đất dẻo để làm gốm.

9 năm kể từ lần đầu tiên theo chị chồng (Y Pư) về Bảo tàng tỉnh để “phụ việc”, em dâu Y Kher đã dần trở thành một thợ gốm thực thụ. Từ khâu làm đất đến nặn một số đồ dùng vật dụng thông thường, Kher đều dễ dàng đảm đương.

Từ xa xưa, người Ba Na đã có cách làm gốm độc đáo không dùng bàn xoay, mà nghệ nhân phải đi vòng quanh bàn đựng vật liệu đơn giản là một tấm phên nhỏ được đan bằng tre (nứa), đặt trên một khúc cây vững chắc, hay cối giã gạo. Vật phụ trợ chính cho quá trình nặn cũng đơn giản chỉ là một chiếc vòng tròn làm bằng cật tre. Nghệ nhân một tay giữ thân của vật dụng, một tay dùng vòng tre nạo vào lòng cục đất để tạo hình và chỉnh sửa cho đều lớp đất sét. Đáng chú ý, để tạo ra độ nhẵn láng của đồ gốm, một miếng giẻ ướt được dùng để thỉnh thoảng vuốt nhẹ lên đồ nặn, giúp đất sét luôn giữ được độ dẻo.

2noinghe.jpg
Giới thiệu nét đẹp nghề gốm. Ảnh: TN

Sau khi định hình đồ vật nặn, nó được lấy đá chà cho láng mặt ngoài, rồi đem phơi chừng một tuần. Để đạt độ bền cao, đồ gốm sau khi phơi còn được đem hong bên bếp lửa. Người Ba Na cũng không dùng lò, mà chỉ nung ngoài trời. Ở chỗ kín gió, họ đốt một đống củi rồi đặt đồ gốm lên, chừng 2-3 tiếng là xong một mẻ nung. Để tạo màu đen bóng đẹp, trong quá trình nung, người thợ dùng nước vỏ cây t'nưng bôi lên đồ vật.

Hiền lành, ít nói, Y Ben – một thành viên trong gia đình bẽn lẽn cho hay rằng cô rất mừng vì trong nhà đã có mẹ và dì giỏi tay nghề, tuy vậy riêng mình thì cô cảm thấy dường như “không có khiếu”. Việc rẫy việc nhà, việc gì Ben cũng đảm đang, song riêng làm gốm thì không mấy thích. Lo lắng vì mẹ hay đau ốm, sức khỏe giảm sút, nên Y Ben mới nghe lời động viên, khích lệ, ráng làm quen với nghề.

Theo Y Ben, cần nhất là phải học từ cách làm đất để có thể tạo ra sản phẩm nhẵn láng, chắc bền chứ không sù sì, lợm cợm, dễ nứt bể. Nhờ chịu khó thực hành, cô đã chắc chắn từ làm cái ly, chiếc chén nho nhỏ, tới cái nồi, chiếc bình ...

Theo thời gian cùng những đổi thay cuộc sống, đồ dùng vật dụng được làm từ nghề gốm thủ công bây giờ không còn nhiều như trước, song thật may mắn, khi ở Kon Xơ Mluh đến giờ vẫn còn những phụ nữ chịu thương chịu khó nối bước nhau giữ lại nét đẹp lâu đời của dân tộc.

Theo Thanh Như (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Mai Thanh Minh trong một cuộc giao lưu tại Di tích quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ III - Những tù nhân thiếu nhi tự mổ bụng phản đối kẻ thù

Ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân. Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.

Các cựu tù nhân xem lại những bức hình thời họ bị địch giam cầm

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ II - Đấu tranh bất khuất diệt ác, trừ gian trong nhà tù

80% trong số tù nhân thiếu nhi ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt là những chiến sỹ lực lượng vũ trang, du kích, võ trang chính trị trên khắp toàn miền Nam. Chính vì vậy, các anh chị đã được tôi rèn bản lĩnh can trường, bất khuất và dồi dào kinh nghiệm đấu tranh.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).