Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Vào mỗi dịp gần Tết, các hộ gia đình thuê công hoặc đổi công với nhau để chặt mía. Mía sau khi chặt sẽ được đóng lại từng bó đem chất đống gần lò nấu đường để tiện việc chuyển nước mía được ép vào lò nấu.

Lò nấu đường được đào sâu khoảng 1 m với ống khói dựng cao khoảng 2,5 m, gồm có 5 chảo gang lớn với đường kính khoảng 1,2 m. Lò được đốt bằng bã mía của năm trước còn lại trong giai đoạn đầu vì giai đoạn sau sẽ được đốt bằng chính bã mía của mùa vụ sau khi được phơi khô.

Khi chưa có máy móc, việc ép nước từ cây mía được thực hiện bằng các cặp bò hoặc trâu kéo. Bò, trâu sẽ kéo trục rulo ép để ép nước từ cây mía (hệ thống này gần giống như những hàng nước mía quay tay ngày trước) nên sản lượng thu được hầu như rất ít.

Điều này cũng làm cho diện tích mía thời gian đó hạn chế. Sau khi có xe độ chế, người ta dùng máy móc để ép nên công đoạn này được thực hiện nhanh hơn, giúp cho bà con nông dân tiết kiệm thời gian và công sức. Diện tích trồng mía cũng vì vậy mà ngày càng tăng.

Sau khi ép, nước mía được đổ vào các chảo gang để nấu thành đường. Khi nước sôi và dần đặc lại, người nấu thêm vào một lượng vôi vừa đủ để đường kết tủa và xác định khi nào đường đã chín để múc đưa vào các vật chứa. Người thợ nấu đường thường phải thức rất nhiều đêm trong một mùa mía từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau.

baocongthuong-dak-1.jpg
Ảnh: Internet

Vật chứa đường được gọi là muỗng. Muỗng được làm bằng đất nung. Muỗng có hình phễu, phía dưới có một lỗ tròn để mật tự thoát ra khi để lâu. Lỗ tròn này sẽ được bịt lại bằng rơm lúc đường được múc từ chảo gang lên. Muỗng cũng là đơn vị đo sản lượng đường thu hoạch. Người nông dân sẽ kiểm đếm, so sánh với năm trước và hỏi thăm nhau về mùa màng qua đơn vị tính này. Muỗng đường cũng là cơ sở để trả công thuê máy ép mía và thợ nấu đường. Đa phần là họ lấy vật phẩm thay vì tiền công và chi phí.

Đường thu hoạch xong thường không bán hết một lượt mà được bà con nông dân lưu trữ trong suốt cả năm cùng với lúa. Người ta bán đường khi nhà có cưới xin, giỗ chạp hay những lúc cần tiền để trang trải cho cuộc sống vốn khó khăn quanh năm. Họ cũng cho nhau vay những muỗng đường vào những lúc ngặt nghèo với lời hứa trả vào mùa thu hoạch mía tới.

Mùa nấu đường hàng năm giúp cho những người nông dân gần nhau hơn. Trong một cộng đồng dân cư, họ tự phân với nhau để nhà ai thu hoạch trước vì chắc chắn sẽ phải nhờ nhau từ công chặt, ép, phơi bã... cho đến từng bó bã mía khô. Mùa nấu đường ở An Khê lại là mùa nông nhàn ở Bình Định nên thanh niên lên làm thuê để kiếm thêm thu nhập rất đông và nhiều người trong số đó trở thành dâu, rể ở An Khê vào năm sau.

Từ năm 2000, sau khi Nhà máy Đường An Khê thành lập, nghề nấu đường thủ công và các cơ sở ly tâm đường trở thành ký ức của nhiều người, như một lẽ tất yếu của cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.