Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

img-0697.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025 do Nhà máy Đường An Khê tổ chức. Ảnh: Ngọc Minh

Dự hội nghị triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025 có Thượng tá Ksor H’Bơ Khắp-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo Báo Gia Lai; đại diện lãnh đạo UBND huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, thị xã An Khê, Công an các huyện, thị xã, hơn 100 hộ trồng mía có phương tiện vận chuyển.

Từ năm 2020 đến nay, Nhà máy Đường An Khê đã từng bước phục hồi diện tích mía từ 17.500 ha lên gần 32.000 ha tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh. Niên vụ ép mía 2023-2024, Nhà máy đã thu mua gần 2 triệu tấn mía. Dự kiến niên vụ ép mía 2024-2025, Nhà máy sẽ thu mua 2,1 triệu tấn mía.

img-0724.jpg
Ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Để chuẩn bị cho vụ ép thành công, Nhà máy chủ động đầu tư nâng cấp, bổ sung nhiều trang-thiết bị nhằm đảm bảo công suất ép 18.000 tấn mía cây/ngày. Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê cho biết: Nếu thời tiết thuận lợi, Nhà máy sẽ khởi động niên vụ ép mía 2024-2025 vào đầu tháng 12 tới và sẽ mua hết mía trên đồng vào khoảng cuối tháng 4-2025.

Về giá thu mua mía, Nhà máy bảo hiểm giá mua mía tại ruộng là 1 triệu đồng/tấn mía có 10 chữ đường. Khi triển khai vụ thu hoạch mía, căn cứ vào tình hình thực tế, Nhà máy sẽ ban hành giá mua mía trong từng thời kỳ, đảm bảo không thấp hơn mức bảo hiểm giá mía. Giá cước vận chuyển bình quân 160 ngàn đồng/tấn về đến Nhà máy (tùy theo cự ly bến bãi xa, gần mà giá cước Nhà máy sẽ trả khác nhau).

Cũng như những năm trước, năm nay Nhà máy sẽ ưu tiên thu mua mía ở huyện Kông Chro, sau đó đến một số xã của huyện Đak Pơ, Kbang và thị xã An Khê. Kế hoạch thu mua mía của Nhà máy sẽ gửi thông báo đến các địa phương và dán công khai tại các trạm đầu tư. Mía đưa về Nhà máy phải đảm bảo mía chín, tươi, sạch.

Đối với phương tiện, Nhà máy không ký hợp đồng vận chuyển với những xe ô tô hết hạn sử dụng. Xe vận chuyển mía về Nhà máy phải có phiếu thu hoạch do Nhà máy cấp; chở đúng trọng tải, chất gọn gàng, không cơi nới thùng, chiều cao thùng đúng quy định.

Nhà máy tiếp tục sử dụng phần mềm để in phiếu thu hoạch mía theo ngày, sử dụng phần mềm Car An Khê để chụp ảnh định vị bến bãi theo phiếu thu hoạch, đồng thời sử dụng Sugar AKS để quét mã vạch lấy số thứ tự cân.

Tại hội nghị, các đại biểu tham gia một số ý kiến liên quan đến việc đảm bảo an ninh trật tự trước nhà máy; tài xế tham gia giao thông, chở mía không sử dựng rượu bia; che chắn xe vận chuyển mía tránh mía rơi vãi ảnh hưởng đến người đi đường; thu mua mía hợp lý, tránh dồn ứ vào cuối vụ; thường xuyên cập nhật tiến độ thu mua mía để người dân biết; việc vận chuyển mía, phiếu đốn; vấn đề chấp hành luật giao thông đường bộ…

Dịp này, Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Nhà máy Đường An Khê phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ 2024-2025.

img-0714.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Minh

Theo đó, Công an các huyện, thị xã chủ động phối hợp với Nhà máy Đường An Khê, hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công nhân viên của Nhà máy và lái xe chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong quá trình thu mua, vận chuyển mía để niên vụ mía 2024-2025 an toàn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).