Ngành Giao thông-Vận tải chuyển đổi số để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh chuyển đổi số, xem đây là giải pháp quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Phó Giám đốc Sở GT-VT Trần Đình Sơn cho biết: Từ năm 2019, khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở GT-VT được chuyển đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, việc tiếp nhận và trả hồ sơ TTHC đảm bảo công khai, minh bạch. Đến nay, trên 98% văn bản, hồ sơ được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng.

Đầu năm 2024, Sở GT-VT ban hành Kế hoạch số 696/KH-SGTVT triển khai chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công. Theo đó, công tác triển khai các dịch vụ công trực tuyến toàn trình như đổi giấy phép lái xe (GPLX) được triển khai quyết liệt. Cụ thể, Sở đã thành lập tổ triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi GPLX trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bên cạnh đó, Sở phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai... đẩy mạnh tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với thủ tục đổi GPLX.

thi-sat-hach-cap-doi-gplx-theo-dung-nganh-gtvt-rat-quan-trong-anh-dinh-yen.jpg
Thi sát hạch, cấp đổi GPLX. Ảnh: Đ.Y

Phó Giám đốc Sở GT-VT Trần Đình Sơn: “Chuyển đổi số hiệu quả sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn. Với sự nỗ lực và lộ trình triển khai cụ thể, ngành GT-VT quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp”.

Ngoài ra, Sở GT-VT phối hợp với Bưu điện tỉnh hướng dẫn và hỗ trợ cho người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình về đổi GPLX.

Cùng với đó, Sở phối hợp với Trung tâm Giám định y khoa, Phòng khám Đa khoa SYSMED Phù Đổng, Trung tâm Y tế thị xã An Khê, Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hỗ trợ người dân khám sức khỏe khi làm thủ tục đổi GPLX trực tuyến. Sở cũng tổ chức hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi GPLX.

“Năm 2024, Sở đã tiếp nhận và xử lý 14.863/27.516 hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Kết quả, Sở xử lý và thực hiện tích hợp, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia được 9.846 hồ sơ. Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho người dân (năm 2024, trả kết quả qua dịch vụ bưu điện công ích là 39.228/43.587 hồ sơ). Thực hiện việc duy trì số hóa kết quả giải quyết 628.397 dữ liệu GPLX bằng vật liệu PET”-Phó Giám đốc Sở GT-VT thông tin.

Thực hiện chỉ đạo của Sở GT-VT, Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe An Phú Thiện (Công ty cổ phần Công nghệ và dạy nghề An Phú Thiện) đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe.

Ông Lê Trần Phú-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Công nghệ và dạy nghề An Phú Thiện-cho biết: Việc ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào quá trình giảng dạy và sát hạch được xem là một bước tiến của Trung tâm. Tất cả quy trình thi đều có hệ thống camera giám sát toàn bộ, bảo đảm tính chính xác, công bằng, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX theo quy định của Sở GT-VT.

trung-tam-dao-tao-va-sat-hach-lai-xe-an-phu-thien-la-don-vi-trien-khai-hieu-qua-chuyen-doi-so-theo-nganh-gtvt-anh-dinh-yen.jpg
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe An Phú Thiện là đơn vị triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số của ngành GT-VT. Ảnh: Đ.Y

Bên cạnh đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết TTHC, Sở GT-VT còn khai thác hiệu quả các ứng dụng trong quản lý kinh doanh vận tải. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 304 đơn vị kinh doanh vận tải với 2.625 phương tiện ô tô. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải, Sở đã đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả “Hệ thống dịch vụ công trực tuyến vận tải đường bộ”.

Thông qua hệ thống này, dữ liệu thông tin về các đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm số lượng phương tiện, giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu phương tiện kinh doanh vận tải được số hóa, thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý. Đến nay, toàn tỉnh có 2.625 phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được lắp thiết bị giám sát hành trình.

Ông Nguyễn Đăng Hưng-Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GT-VT) cho biết: Năm 2024, Sở đã ban hành văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở 87 đơn vị và 2.470 lượt phương tiện có dấu hiệu vi phạm là không truyền dữ liệu về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam và 2.547 phương tiện vi phạm thời gian lái xe; ban hành 5 quyết định thu hồi phù hiệu đối với 59 phương tiện vi phạm tốc độ; định kỳ hàng tuần cử cán bộ theo dõi, nhắc nhở các trường hợp vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình.

Ngoài cài đặt thiết bị thông minh giám sát hành trình dưới sự hướng dẫn của Sở GT-VT, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã triển khai nhiều phần mềm quản lý ở mức cao hơn, đa dạng hơn để ký hợp đồng, bán vé, thanh toán, thu phí điện tử…

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

null