Nâng cấp 1.730 hồ chứa xuống cấp "chạy đua" với mưa bão đang đến gần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Hiện nay ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên có nhiều hồ chứa xung yếu, nhiều hồ đã xuống cấp. Ảnh: TTXVN
Đến thời điểm này, cả nước có 6.755 đập, hồ chứa thủy lợi. Tuy nhiên, hiện đang có tới 1.730 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, rất nguy hiểm khi mùa mưa bão đã đến.
1.730 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ
Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT) cho biết: Trong số 6.755 đập, hồ thủy lợi, có  4 hồ đặc biệt quan trọng trong điều tiết xả lũ, là: Cửa Đạt (Thường Xuân-Thanh Hóa), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Ngàn Trươi (Hà Tĩnh).
Ngoài ra, cả nước có 864 hồ lớn, 1.511 hồ vừa và 3.957 hồ nhỏ cũng đã đã góp phần không nhỏ trong việc xả lũ, điều hòa mực nước hạ du. Tuy nhiên, đáng báo động là trong số này còn 1.730 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ.
Theo số liệu từ Viện Quy hoạch Thủy lợi, đối với hồ chứa lớn, cả nước có 93 hồ có đập bị thấm ở mức độ mạnh và 82 hồ có đập bị biến dạng mái; 15 hồ có tràn xả lũ bị nứt và 188 hồ có tràn xả lũ bị hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu năng... Các hồ này đều có dung tích trữ lớn và đập tương đối cao, nếu lũ lớn và sự cố sẽ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Từ nhiều năm nay, các địa phương nơi có hồ cũng như Bộ NNPTNT đã nỗ lực cải tạo các khiếm khuyết, hư hỏng này, nhưng do nguồn lực có hạn nên sửa được nơi này lại xảy ra sự cố nơi kia.
Thông tin từ Vụ Quản lý đê điều – Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, hầu hết các hồ chứa vừa và nhỏ đã bị xuống cấp nghiêm trọng do được xây dựng cách đây 30-50 năm trong điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật hạn chế.
Trong khi đó, nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp lại rất eo hẹp. Hiện mới chỉ xác định được nguồn vốn để sửa chữa 536 hồ, nâng cấp khả năng chống lũ cho 5 hồ (thuộc dự án Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập-WB8), còn 1.189 hồ chứa đang ở trong tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư, sửa chữa.
 
Ngàn Trươi, một trong 4 hồ chứa lớn quan trọng của Việt Nam. Ảnh: Nhất Nam
"Chạy đua" với mùa mưa bão  2020
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, mùa mưa bão 2020 đang đến, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm việc tu bổ, nâng cấp đối với 536 hồ chứa đã xác định được nguồn vốn.
Ðối với 1.189 hồ chứa còn lại, sớm hoàn thành việc sửa chữa bằng nguồn vốn hỗ trợ cấp bách sửa chữa các hồ chứa xung yếu cho các địa phương khó khăn, vốn trung hạn của Bộ NNPTNT giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn trung hạn của các địa phương.
Bộ NNPTNT đã phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng lực quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi. Theo đó, Bộ NNPTNT sẽ đầu tư nâng cấp, lắp đặt hoàn thiện thiết bị quan trắc cho các hồ chứa, đập dâng, gồm: 1.408 trạm quan trắc lượng mưa trên lưu vực, 2.060 trạm đo mực nước tại thượng - hạ lưu cống, tràn xả lũ, 449 trạm đo chất lượng nước thuộc 1.030 hồ chứa lớn, hồ có cửa van tràn xả lũ…; nâng cấp, lắp đặt hoàn thiện thiết bị quan trắc cho các công trình thủy lợi thuộc 110 hệ thống thủy lợi lớn và vừa, có diện tích tưới/tiêu thiết kế hơn 2.000ha…
Thời gian thực hiện từ 2020-2030. Trong đó, từ nay đến năm 2025, Bộ NNPTNT sẽ hoàn thành lắp đặt bổ sung các trạm đo mực nước thủ công cho tất cả công trình thủy lợi có yêu cầu phải quan trắc. Giai đoạn 2026-2030 sẽ hoàn thiện lắp đặt các trạm quan trắc tự động.
LONG VŨ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.