Mỹ và một loạt nước ký kết tăng cường kiểm soát phần mềm gián điệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Phóng viên TTXVN tại châu Âu ngày 6/2 cho biết, Anh, Pháp và Mỹ dẫn đầu và các công ty công nghệ bao gồm Google, Microsoft và Meta đã ký một tuyên bố chung về sự cần thiết hành động để giải quyết việc sử dụng các công cụ gián điệp mạng độc hại.
Phần mềm gián điệp điện tử ẩn trong ứng dụng trên Android. Ảnh: AFP

Phần mềm gián điệp điện tử ẩn trong ứng dụng trên Android. Ảnh: AFP

Tuyên bố này được 35 quốc gia ký kết tại một hội nghị do Anh và Pháp đồng tổ chức nhằm giải quyết tình trạng ngày càng phổ biến và việc sử dụng phần mềm gián điệp dùng để nghe lén các cuộc gọi điện thoại, đánh cắp ảnh và điều khiển camera và micro từ xa.

Thị trường phần mềm gián điệp đang phát triển nhanh chóng làm tăng mối lo ngại về tác động xấu đối với an ninh quốc gia và nhân quyền, cũng như các tổ chức nhà nước và phi nhà nước tăng khả năng tiếp cận các công cụ gián điệp mạnh mẽ.

Tuyên bố kêu gọi các bên ký kết sử dụng các công cụ này một cách hợp pháp và có trách nhiệm, sử dụng chúng một cách chính xác, giám sát chặt chẽ hơn và tạo ra sự minh bạch hơn với các nhà cung cấp phần mềm gián điệp thương mại. Vì nếu thiếu biện pháp kiểm soát đối với phần mềm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ các tác nhân xấu thực hiện hoạt động gián điệp.

Các công cụ phần mềm gián điệp cũng có thể được sử dụng bởi các tin tặc được thuê để thực hiện các chiến dịch tấn công mạng cho các khách hàng thương mại. Các công ty phần mềm gián điệp thường nói rằng sản phẩm của họ được các chính phủ sử dụng vì an ninh quốc gia, nhưng công nghệ này đã nhiều lần bị phát hiện được sử dụng để xâm nhập vào điện thoại của xã hội dân sự, phe đối lập chính trị và các nhà báo trong thập kỷ qua.

Ngành này đối mặt với sự giám sát chặt chẽ kể từ khi phần mềm gián điệp Pegasus của công ty NSO (Israel) phát hiện trên điện thoại của nhiều người trên toàn cầu. Hôm 5/2, Mỹ đã công bố chính sách hạn chế thị thực mới đối với những người được cho là đang lạm dụng phần mềm gián điệp thương mại.

Hồi năm 2022, các chuyên gia phát hiện phần mềm gián điệp nhắm tới thiết bị di động doanh nghiệp (những máy di động liên kết với doanh nghiệp) tại Trung Đông. Công ty Zimperium cho biết phiên bản gốc của RatMilad được ẩn trong ứng dụng VPN (Máy chủ ảo cá nhân) và phần mềm giả mạo số điện thoại có tên NumRent. Những ứng dụng như NumRent được giới lừa đảo sử dụng khá nhiều để tạo ra cuộc gọi và tin nhắn từ các số điện thoại giả, cũng như xác thực đa tài khoản.

Có thể bạn quan tâm

Trên 19.000 người tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2023-2028”

Trên 19.000 người tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2023-2028”

(GLO)- Sáng 4-5, Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2023-2028” phát động vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 25-4 và kết thúc kỳ thi thứ nhất vào lúc 16 giờ ngày 2-5 đã thu hút 19.062 người tham gia dự thi.
Pleiku xuất hiện mưa vàng giải hạn

Pleiku xuất hiện mưa vàng giải hạn

(GLO)- Sau nhiều ngày nắng nóng kéo dài, khoảng 16 giờ 10 phút ngày 3-5, trên địa bàn TP. Pleiku và các huyện lân cận (tỉnh Gia Lai) đã xuất hiện mưa dông trên diện rộng. Cơn mưa kéo dài hơn 30 phút, được xem là cơn mưa vàng giải cơn khát nắng nóng và nước tưới cho các loại cây trồng.