Mong lắm gói hỗ trợ của Chính phủ!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 9-4-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Gói hỗ trợ này nếu sớm đến tay sẽ giúp người nghèo vơi đi phần nào nỗi vất vả trong cuộc sống.

 

Cuộc sống bấp bênh

Dù đã cắt giảm nhiều chi phí sinh hoạt gia đình nhưng chị Mai Thị Thái-nhân viên một khách sạn ở TP. Pleiku cũng rất vất vả để cân đối chi tiêu trong những ngày qua. Chồng chị làm quản lý cho một công ty xây dựng tư nhân ở huyện Chư Pah, công việc cũng bấp bênh, 6 tháng nay chưa được trả lương. Mới đây, khách sạn thông báo tạm nghỉ do lượng khách lưu trú giảm mạnh, nhân viên sẽ được hỗ trợ 10-15% lương. “Nhưng dịch bệnh còn kéo dài, tôi sợ rằng nguồn hỗ trợ này cũng không thể duy trì. Giờ đành chờ Nhà nước quan tâm để sống qua mùa dịch”-chị Thái rầu rĩ nói.  

 Huyện Đức Cơ tặng quà cho hộ nghèo, người có công với cách mạng. Ảnh: H.T
Huyện Đức Cơ tặng quà cho hộ nghèo, người có công với cách mạng. Ảnh: H.T



Những trường hợp phải nghỉ việc tạm thời như chị Thái không hiếm. Chị Nguyễn Thị Oanh-giáo viên một trường mầm non tư thục ở TP. Pleiku-ngao ngán: “Ngày còn đi dạy thì tôi nhận lương 4 triệu đồng/tháng, cũng đủ lo cho chi phí sinh hoạt gia đình. Giờ trường tạm thời đóng cửa, không có lương nên túng bấn lắm. Đồng lương công nhân ít ỏi của chồng chi tiêu gì cũng phải dè sẻn. Được Nhà nước hỗ trợ chúng tôi rất mừng, nhưng không biết khi nào mới đến tay”.

Với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội thì cuộc sống còn khó khăn gấp bội. Trong khi đó, giá cả các mặt hàng nông sản lại liên tục giảm sâu, nhất là cà phê, hồ tiêu, điều. Chia sẻ về điều này, ông Phạm Đình Sức-Trưởng thôn Krái (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa) cho hay: “Làng Krái có 124 hộ nhưng có đến 18 hộ nghèo, 33 hộ cận nghèo, 6 đối tượng bảo trợ xã hội. Cuộc sống của bà con tất cả trông vào sản xuất nông nghiệp. Giờ giá nông sản giảm sâu trong khi giá phân bón, giống sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động vẫn tăng đều khiến cuộc sống dân làng rất khó khăn”.

Mong gói hỗ trợ sớm đến tay

Ngày 9-4-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 42, UBND tỉnh đã giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội và các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát để khi triển khai hỗ trợ tránh trùng lặp hoặc bỏ sót đối tượng, nhất là chống trục lợi chính sách.

Theo bà Rcom Sa Duyên-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, trên cơ sở rà soát của các sở, ban, ngành và các địa phương, tính đến ngày 12-4-2020, số lao động bị ngưng việc tạm thời là 58.186 người. Trong đó, có 54.054 lao động và 4.132 giáo viên hợp đồng tại các trường công lập, ngoài công lập thuộc nhóm hỗ trợ 1, 2 và 3 của Nghị quyết số 42. Ngoài ra, toàn tỉnh có 114.614 khẩu/25.807 hộ nghèo; 161.564 khẩu/36.988 hộ cận nghèo; 29.600 đối tượng bảo trợ xã hội; 13.472 đối tượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng cũng được hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước.

Theo bà Duyên, các đối tượng sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt, thời gian hỗ trợ là 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6) và nhận hỗ trợ một lần. Khi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có hướng dẫn cụ thể, Sở sẽ thực hiện bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; các cơ quan, đoàn thể, Mặt trận sẽ tổ chức giám sát nhằm chống tiêu cực, tham ô chính sách.

Nghị quyết 42 cũng quy định: Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-2020, người sử dụng lao động khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động (theo khoản 3, Điều 98 của Bộ luật Lao động) thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế, nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả phần lương còn lại cho người bị ngừng việc. Về quy định này, ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội-Chi nhánh tỉnh cam kết sẽ chủ động thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.

HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.