Lương tối thiểu vùng 2021: Phiên đàm phán sáng 5-8 sẽ chốt phương án cuối cùng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 “Trước ảnh hưởng của dịch Covid -19, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tồn tại được và bảo vệ được việc làm cho người lao động. Lương tối thiểu vùng 2021 vì thế dự báo khó điều chỉnh tăng”.


Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia - trao đổi với PV Báo Dân trí về dự báo mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2021 trước phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến diễn ra sáng 5/8.

Khó điều chỉnh tăng

Ông Phạm Minh Huân nhận định: "Với tình hình khó khăn hiện nay, việc duy trì được mức tăng lương tối thiểu vùng của năm 2020 trong năm 2021 cũng đã rất khó khăn. Việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 chắc chắn không thể thực hiện được".

Lý giải cho nhận định này, ông Phạm Minh Huân cho biết dựa trên những cơ sở như tình trạng lao động mất việc nhiều, "sức khỏe" doanh nghiệp yếu, cung cầu lao động không gặp nhau, căn cứ điều chỉnh tăng lương không có…

 

 



Trước đó, Bộ luật Lao động 2012 tại khoản 2 Điều 91 đã nêu rõ các tiêu chí xác định mức lương tối thiểu vùng bao gồm: Nhu cầu sống tối thiểu, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.

Trong bối cảnh hiện tại, dịch Covid-19 đang lây lan mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, liên minh châu Âu EU, Mỹ…

Điều này dẫn đến "đứt gãy" chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ. Khi các công ty không có nguyên liệu sản xuất và đơn đặt hàng thì công nhân sẽ không có việc làm.

Tại Việt Nam, Covid-19 đã quay trở lại sau 99 ngày không có lây nhiễm cộng đồng. Diễn biến mới của dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng lớn đến kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam vốn đã rất khó khăn từ sau đợt dịch đầu năm.

"Tăng lương là mong muốn chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, người lao động cần có sự chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là DN phải tồn tại trước đã, có vậy mới bảo vệ được việc làm cho người lao động", nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân nói.

Cần chia sẻ khó khăn

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động - cũng cho rằng, không nên điều chỉnh tăng lương trong bối cảnh hiện tại. Bởi tình hình doanh nghiệp đang hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động.

Chính phủ cũng đã phải xem xét, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động


"Hiện tại, tôi cho rằng cần tránh việc tăng lương, phát sinh chi phí thường xuyên của doanh nghiệp. Nếu tăng lương, doanh nghiệp không đáp ứng được, phải ngừng hoạt động thì lao động sẽ không có việc làm", tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương nói.

Bà Lan Hương cũng nhấn mạnh, việc chưa điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng góp phần bảo đảm việc làm, bảo đảm an sinh lao động. Người lao động thậm chí buộc phải chấp nhận tình trạng giãn việc, giảm giờ làm, thay đổi hình thức làm việc, giảm lương để vẫn có thể duy trì được việc làm, tránh thất nghiệp.

Theo vị chuyên gia này, sự chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp cũng chính là cách để người lao động tự giúp chính mình.

Trước đó, Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra ngày 23/6 tại Quảng Ninh. Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất 2 phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2021.

Phương án 1: Khuyến nghị tiếp tục thực hiện mức ương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021).

Phương án 2: Từ 1-7-2021 (lùi 6 tháng so với thông lệ các năm trước), điều chỉnh bình quân 2,5% để duy trì, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động (tính trên cơ sở CPI năm 2021 dự kiến 4% trừ phần đã tăng vượt 1,51% của năm 2020).

Tại phiên họp này, đại diện các bên vẫn chưa đi đến thống nhất về việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 ở 4 vùng lương ra sao?

Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 5,5% so với lương tối thiểu của năm 2019 (tương ứng với mức tăng từ 150.000-240.000 đồng, tuỳ từng vùng).

Theo Hải An (Báo Dân Trí/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).