Lúa Đông Xuân đối mặt với hạn hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hạn hán đến sớm hơn dự tính khiến hàng trăm héc ta lúa Đông Xuân của huyện Chư Sê có nguy cơ mất trắng dù chính quyền và ngành chức năng địa phương đã triển khai nhiều phương án dẫn nước cứu lúa.
Theo chân anh Dương Thế Khôi-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Chư Pơng, chúng tôi có chuyến tìm hiểu thực tế cánh đồng Ia Tiêm. Đây là khu vực sản xuất của người dân các làng Bông, Hố Lang, Kênh Siêu. Cả cánh đồng lúa rộng chừng 15 ha đang kỳ trổ đòng đồng loạt ngả màu vàng úa. Trên những chân ruộng khô cong, nứt nẻ là những đám lúa còi cọc. Tại một vài đám ruộng, người dân không cứu nổi đã cắt đem về cho bò ăn. Có 3 sào lúa đang trổ đòng nhưng đã héo rũ, anh Rơ Châm Bum (làng Hố Lang) rầu rĩ nói: “Vụ lúa này coi như mất trắng vì thiếu nước. Năm nay, hạn hán đến sớm quá”.
Cánh đồng lúa rộng khoảng 15 ha của xã Chư Pơng (huyện Chư Sê) trước nguy cơ mất trắng do thiếu nước. Ảnh: P.V
Cánh đồng lúa rộng khoảng 15 ha của xã Chư Pơng (huyện Chư Sê) trước nguy cơ mất trắng do thiếu nước. Ảnh: P.V
Trên địa bàn xã Chư Pơng có 15 cánh đồng với khoảng 150 ha lúa Đông Xuân. Hầu hết các cánh đồng đều lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Đây là lúc lúa đang trổ đòng nên việc thiếu nước ảnh hưởng nặng nề đến sự sinh trưởng và phát triển. Ước tính đã có hơn 70 ha lúa bị hạn, đối mặt với nguy cơ mất trắng. Anh Khôi cho biết: “Những năm trước không bị nặng và sớm như năm nay. Khu vực này lại không có công trình thủy lợi, người dân vẫn dùng nước mạch để tưới lúa. Năm nay, nước mạch cũng cạn kiệt. Chúng tôi khuyến khích bà con bơm nước từ các giếng đào để cứu lúa nhưng lượng nước cũng không đủ”.
Cánh đồng làng U Diếp (xã Kông Htok) mặc dù đã có hệ thống kênh mương dẫn nước từ đập thủy lợi làng Brut Riêng về nhưng cũng đang lâm vào cảnh hạn hán do nước đầu nguồn cạn kiệt. Hơn 50/120 ha lúa tại cánh đồng này đã bị thiệt hại hoàn toàn. Gia đình chị Rơ Lan Aru (làng U Diếp) có 3 sào lúa nước tại đây. Năm đầu tiên làm lúa nước nên chị đầu tư khá nhiều phân bón, bỏ công chăm sóc với hy vọng có vụ mùa bội thu, không ngờ lúa bị hạn nặng. Chị Uru buồn bã nói: “Bây giờ không đủ nước tưới nên lúa héo hết, mình chỉ còn cách cắt về cho bò ăn”.
Nguồn nước cạn kiệt không đủ cứu cho diện tích lúa đang trổ đòng. Ảnh: P.V
Nguồn nước cạn kiệt không đủ cứu cho diện tích lúa đang trổ đòng. Ảnh: P.V
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, đến ngày 24-3, tổng diện tích lúa Đông Xuân bị thiệt hại do hạn hán là 400/1.600 ha. Trong đó, hơn 254 ha thiệt hại trên 70%, có nguy cơ cao mất trắng, tập trung tại các xã: Kông Htok (hơn 76 ha), Bờ Ngoong (hơn 72 ha), Bar Măih (hơn 62 ha). Lý giải nguyên nhân hạn hán trên cây lúa diễn ra sớm hơn so với mọi năm, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho rằng: “Trên địa bàn huyện có nhiều diện tích cao su tái canh nên giảm khả năng giữ nước đầu nguồn. Diện tích cà phê tái canh tăng cũng kéo theo nhu cầu sử dụng nước tưới tăng. Ngoài ra, diễn biến thời tiết bất thường, nắng nóng đến sớm khiến nước bề mặt bốc hơi mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn hán”.
Trên địa bàn huyện Chư Sê hiện có 3 hồ chứa lớn nhưng nhiều cánh đồng phía Bắc của huyện cách khá xa nên không thể điều tiết nước cứu lúa. Trước tình hình thiệt hại do hạn hán trên diện tích lúa ngày càng tăng, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đề ra nhiều giải pháp nhằm cứu vãn. “Chúng tôi đã gửi văn bản đề nghị Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê-Chư Pưh điều tiết nước từ hồ Ia Ring, Ia Glai về cho diện tích lúa đang bị hạn ở một số cánh đồng, hiện đã điều tiết 1 đợt cho 25 ha lúa, khả năng còn có thể điều tiết thêm 2 đợt nữa đến khi lúa được thu hoạch. Với các cánh đồng xa công trình thủy lợi, chúng tôi vận động bà con bơm nước giếng đào để tưới lúa. Đồng thời, Phòng hướng dẫn các xã lập kế hoạch xuất ngân sách dự phòng hỗ trợ tiền dầu, điện bơm nước tưới lúa cho người dân. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện thống kê, tổng hợp thường xuyên diện tích bị hạn hán để có hướng tháo gỡ, hướng dẫn bà con chuyển đổi sang cây trồng khác vào vụ sau cho hợp lý, tránh xảy ra tình trạng hạn hán, thất thu”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm