Lão nông khởi nghiệp từ... 10 hạt giống, nổi danh nhờ bán loại chanh leo ngọt lừ trên mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một nông dân thích sáng tạo, dám nghĩ dám làm, lão nông Nguyễn Hữu Công (61 tuổi, ở ấp Phụng Sơn xã Song Phụng, huyện Long Phú, Sóc Trăng) đã lai ghép thành công giống chanh dây ngọt được thị trường ưa chuộng.



Đặc biệt ông là một trong những nông dân đầu tiên ở Sóc Trăng ứng dụng thành công công nghệ tưới tự động, tạo thương hiệu và bán hàng trên mạng xã hội.

Từ 10 hạt giống…

Nhắc đến lão nông Nguyễn Văn Công (Sáu Công) không ai không biết, bởi những clip ông ghép cây, hướng dẫn kỹ thuật, thu hoạch quả… đầy trên các kênh YouTube, Facebook, Zalo với lượng xem cao ngất ngưởng.


 

 Ông Sáu Công (người cầm cây giống) giới thiệu chanh dây ngọt ghép gốc nhãn lồng. Ảnh: H.C
Ông Sáu Công (người cầm cây giống) giới thiệu chanh dây ngọt ghép gốc nhãn lồng. Ảnh: H.C



Nhớ lại quá trình tìm ra giống chanh dây ngọt, độc, lạ của mình, ông Sáu Công chia sẻ: Trong một lần đọc báo ông thấy chanh dây rất tốt cho sức khỏe nên đã đặt mua 10 hạt giống về trồng. Trong số 10 hạt có 5 hạt nảy mầm nhưng chỉ có 2 dây cho trái và trong 2 dây chanh đó có một dây trái độc lạ, vị ngọt thanh, mùi thơm rất đậm đà.

Thích thú với vị chanh ngọt, ông Sáu tính chuyện nhân giống ra trồng. Sau nhiều ngày mày mò trên mạng rồi gọi điện hỏi kỹ thuật từ các thầy ở khoa nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, thay gì bó phân ghép cây như cách làm thông thường, ông thử cắt thân cây nhãn lồng già ghép vào thân chanh dây.

Sau 6 tháng lứa chanh dây gốc nhãn lồng đầu tiên cho trái chín có vị ngọt thanh và mùi thơm đậm đà hơn cả cây bố mẹ. Từ đó ông tiếp tục ghép cây và mạnh dạn cải tạo vườn cam lão, nhân rộng ra trồng 200 gốc chanh dây thành phẩm và mang cây giống cho bà con trong xóm trồng thử.

"Những nhánh ghép đầu tiên tui trồng lại 15 dây, còn lại chia cho bà con trong xóm trồng thử. Ban đầu mọi người e ngại vì không thích vị chua của chanh dây, nhưng sau khi cho trái ngọt ai cũng thích và hỏi mua thêm cây giống về trồng, từ đó tui bắt đầu ghép chanh giống bán"- ông Sáu Công vui vẻ kể lại.

Sau nhiều đợt cho trái thành công, ông Sáu báo với địa phương, Phòng nông nghiệp huyện kết quả lai ghép giống chanh dây ngọt của mình và mạnh dạn tham gia trưng bày tại các hội chợ để giới thiệu giống cây mới. Cuối năm 2019, ông đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý và thương hiệu "chanh dây ngọt Sáu Công" cho sản phẩm chanh dây ngọt của mình.

Ứng dụng công nghệ vào trồng và bán hàng


 

 Ông Sáu có thể tưới cả vườn cây 3.200m2 chỉ bằng cái chạm nhẹ trên điện thoại.
Ông Sáu có thể tưới cả vườn cây 3.200m2 chỉ bằng cái chạm nhẹ trên điện thoại.



Ông Sáu cho hay, đầu năm 2020 hạn mặn bắt đầu xâm lấn khóc liệt, để chủ động tưới tiêu ông tự mua thiết bị về lắp đặt hệ thống tưới tự động cho 3ha chanh dây của mình. Với hệ thống tưới hiện đại này ông giảm được vài triệu đồng chi phí thuê nhân công và tiền điện nước mỗi tháng.

Đặc biệt, với đối với hệ thống vòi phun tự động tiết kiệm nước điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh, ông Sáu có thể chủ động tưới nước cho vườn cây ở mọi lúc mọi nơi. Chia sẻ về hiệu quả kinh tế, ông cho biết, nếu dùng công lao động 1 người phải mất 10 giờ thì nay chỉ còn 10 phút cho 3.500m2. Chi phí cũng giảm đáng kể, tiền điện tiêu thụ 0,3 kWh/ngày x 2.500 đồng/kWh = 750 đồng/ngày, một tháng tiêu tốn 22.500 đồng tiền điện phục vụ tưới tiêu.

Không chỉ ứng dụng công nghệ tưới phun tự động, ông Sáu còn biêt sử dụng mạng xã hội để bán hàng. Từ năm 2015 - 2016, ông Sáu đã xây dựng trang Zalo cá nhân và Facebook "Chanh leo ngọt Sáu Công" để quảng bá, giới thiệu về chanh leo ngọt trên mạng xã hội. Trên trang cá nhân của mình, ông Sáu đăng bài viết giới thiệu về kỹ thuật trồng chanh leo ngọt, giới thiệu sản phẩm, các bài viết của khách hàng, các bài viết từ các báo, đài… Để bài của mình được gây sự chú ý của đọc giả, ông Sáu thiết kế hình ảnh sinh động, phong phú; "chăm sóc" bài và trả lời khách hàng thường xuyên.

Ông Sáu chia sẻ: "Đến vụ thu hoạch, tôi trực tiếp livestream bán các sản phẩm của mình trên trang Facebook. Khách hàng khắp nơi trên cả nước đặt hàng rất đông, sản phẩm làm ra bao nhiêu đều bán hết, cũng có những khách hàng lạ khi tôi chia sẻ live vào các hội, nhóm họ mua hàng vì tin tưởng vào nguồn gốc, thấy được quá trình cách chăm sóc, trồng trọt của mình. Có những vụ dù còn cả tháng mới được thu hoạch nhưng khách đã đặt hàng hết cả vườn".

https://danviet.vn/lao-nong-khoi-nghiep-tu-10-hat-giong-noi-danh-nho-ban-loai-chanh-leo-ngot-lu-tren-mang-xa-hoi-20200528171556934.htm

Theo Hồng Cẩm (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.