“Làng yến” trên cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành công từ mô hình “làng yến”

Ông Hoàng Thanh Tùng-Giám đốc HTX Phố Yến-cho biết: Năm 2020, ông thấy tại huyện Phú Thiện có rất nhiều chim yến nhưng trên địa bàn chỉ mới có 7 nhà yến. Người dân xây nhà nuôi yến theo kiểu tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Từ đó, ông đã lên ý tưởng xây dựng “làng yến” để phát triển mô hình nuôi yến tập trung. Trước khi thực hiện, ông và cộng sự lặn lội sang Indonesia, Malaysia gặp gỡ chuyên gia trong nghề để tìm hiểu cách xây nhà yến.

lang-yen-tren-cao-nguyen-ddchuan.jpg
Khu nhà nuôi yến tập trung của Hợp tác xã Phố Yến tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện) nhìn từ trên cao. Ảnh: G.H

“Năm 2022, tôi bắt tay xây dựng mô hình “làng yến” đầu tiên ở thôn Thắng Lợi 3. Hiện nay, HTX đã phát triển được 2 “làng yến” tại thôn Thống Nhất (xã Ia Peng) và thôn Thắng Lợi 3 với tổng cộng 17 nhà yến. Hệ thống nhà nuôi yến được xây dựng hiện đại, áp dụng quy trình chăm sóc được chuẩn hóa, đảm bảo tạo ra tổ yến nguyên chất, giàu dinh dưỡng và an toàn tuyệt đối. Dù mới đi vào hoạt động nhưng các nhà yến đã cho thu hoạch mỗi tháng 2-5 kg tổ yến thô. Với giá khoảng 18 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí, các thành viên thu được 20-40 triệu đồng/tháng”-ông Tùng chia sẻ.

Hợp tác xã Phố Yến được xem là đơn vị điển hình trong phát triển mô hình nhà nuôi yến và chế biến sâu sản phẩm tổ yến. Sau khi đồng bộ hóa được quy trình kỹ thuật chăn nuôi, HTX cũng dễ dàng xin được các chứng nhận về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường để từ đó kết nối thương mại cũng như xuất khẩu sản phẩm.

Bên cạnh đó, HTX còn xây dựng đội ngũ nhân viên dịch vụ kỹ thuật chung nhằm tiết giảm chi phí cho các thành viên trong việc bảo trì, bảo dưỡng nhà yến. Bình thường, 1 nhà nuôi yến không tham gia HTX thì chi phí bảo trì hết khoảng 2 triệu đồng/100 m2 sàn, còn nhà yến trong HTX chỉ hết khoảng 500 ngàn đồng. Vì đầu tư chung nên HTX luôn có nguồn thiết bị dự phòng sẵn sàng cho công tác sửa chữa, bảo trì để không gây ảnh hưởng đến nơi cư trú của chim yến.

Ngoài ra, khi tham gia HTX, các thành viên được đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm; được tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động xây dựng, vận hành, khai thác nhà yến. Tất cả các nhà yến trong “làng yến” đều được đăng ký bảo vệ môi trường đúng theo quy định của pháp luật. Các thành viên HTX được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật miễn phí khi triển khai xây dựng và mở rộng diện tích nhà yến. Đặc biệt, HTX cũng tạo điều kiện cho các thành viên tham gia đầu tư vào chuỗi liên kết chế biến sâu tổ yến.

“Hợp tác xã có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao gồm: tổ yến thô Ricky Fams và yến sào thượng hạng Ricky Fams. Có thể khẳng định, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến ở Gia Lai không thua kém gì so với các vùng khác”-ông Tùng nhấn mạnh.

Liên kết phát triển nghề nuôi chim yến

Để mở rộng quy mô của HTX Phố Yến, ông Tùng đã đưa những hộ gia đình, cá nhân đang nuôi yến tham gia mô hình “làng yến” và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao lợi nhuận. Hiện nay, ngoài 2 “làng yến”, HTX đang liên kết với 48 hộ dân ở huyện Phú Thiện, Ia Pa, Đức Cơ phát triển 35 nhà yến.

2y.jpg
Khu nhà nuôi yến trập trung của HTX Phố Yến tại xã Ia Sol, huyện Phú Thiện. Ảnh: Lê Nam

Anh Hoàng Văn Sơn-Thành viên HTX Phố Yến-cho biết: Sau khi tham quan mô hình nuôi chim yến của HTX Phố Yến, anh nhận thấy địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi yến nên quyết định bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để đầu tư.

“Năm 2022, tôi tham gia HTX Phố Yến. So với đầu tư riêng lẻ, việc tham gia HTX sẽ bảo đảm xác suất thành công cao hơn bởi các chỉ số về nuôi yến đều dựa trên yếu tố phân tích khoa học. Ngoài ra, gia đình học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc yến, đầu ra sản phẩm cũng ổn định hơn. Mỗi tháng, gia đình thu hoạch được khoảng 2 kg tổ yến thô. Với giá tổ yến hiện nay thì gia đình cũng có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng”-anh Sơn chia sẻ.

Còn anh Trần Văn Điệp (thôn Thắng Lợi 1, xã Ia Sol) cho biết: “Năm 2023, tôi liên kết với HTX Phố Yến trong đầu tư xây dựng nhà yến và tiêu thụ sản phẩm. Nuôi chim yến tuy không tốn công chăm sóc và thức ăn nhưng chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Ngoài ra, nghề nuôi chim yến cũng đòi hỏi phải nắm bắt tốt quy trình kỹ thuật như: việc khử mùi, tạo độ ẩm trong nhà nuôi, hướng xây dựng nhà yến... Khi liên kết với HTX Phố Yến, tôi được hướng dẫn kỹ thuật, hợp đồng bảo dưỡng, bảo trì nhà yến, bao tiêu sản phẩm với giá 15-18 triệu đồng/kg tổ yến thô”.

33.jpg
HTX Phố Yến đã có 2 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao, gồm Tổ yến thô Ricky Fams và yến sào thượng hạng Ricky Fams. Ảnh: Lê Nam

Về định hướng phát triển mở rộng “làng yến”, Giám đốc HTX Phố Yến cho hay: Hợp tác xã dự kiến phát triển 5 “làng yến” tại huyện Phú Thiện với quy mô 23-35 nhà yến/làng. Trong đó, xã Ia Sol dự kiến có 2 “làng yến” và các xã Ia Piar, Ia Peng, Chư A Thai mỗi xã 1 “làng yến”. Đồng thời, HTX đang xây dựng chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm chuyên sâu từ tổ yến theo hướng thực dưỡng bằng hình thức đầu tư dây chuyền chiết rót và đóng yến hũ tiệt trùng tự động để hướng tới nhóm khách hàng chăm sóc sức khỏe đặc biệt và mở rộng xuất khẩu sau khi đạt chuẩn ISO 22000 và HACCP Codex. Hiện nay, 30 thành viên đăng ký tham gia chương trình này.

Ngoài ra, HTX sẽ phát triển mô hình nuôi yến kết hợp du lịch trải nghiệm. Hiện tại, “làng yến” có diện tích 7,5 ha được HTX kết hợp vừa nuôi yến vừa nuôi đà điểu, hươu sao, chồn hương.

Theo ông Tùng: Hàng năm, huyện Phú Thiện tổ chức lễ hội cầu mưa tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi, nơi có truyền thuyết Vua Lửa rất nổi tiếng. Thông qua lễ hội, khách du lịch sẽ hướng về Plei Ơi nhiều hơn. Khi đó, “làng yến” sẽ là điểm kết nối để du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Để thu hút du khách, “làng yến” được thiết kế với nhiều cảnh quan bắt mắt như: có hồ nước nằm trong khuôn viên cây xanh, khu nghỉ dưỡng, tiểu cảnh, xưởng sơ chế tổ yến… Đến đây, du khách có thể lưu trú, hòa mình cùng cảnh quan thiên nhiên, đồng thời mua được những sản phẩm yến tốt nhất. Thậm chí, du khách còn được giao lưu về mặt kỹ thuật, chuyển giao cách thức về nuôi và chế biến sâu sản phẩm yến.

“Đây là hoạt động có lợi cho du lịch Phú Thiện, đồng thời quảng bá thương hiệu sản phẩm yến sào Phú Thiện. Không chỉ giúp sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng mà còn góp phần đa dạng loại hình du lịch của huyện”-ông Tùng khẳng định.

Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện: Trên địa bàn huyện Phú Thiện có khoảng 145 nhà nuôi yến. Đặc biệt, đối với HTX Phố Yến, ngoài liên kết thành viên nuôi yến tập trung còn liên kết với các hộ dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Huyện cũng định hướng HTX tiếp tục mở rộng liên kết và xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ tổ yến để hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi chim yến và xây dựng thương hiệu yến sào Phú Thiện.

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.