Làng Nha Hyơn khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cùng nỗ lực vươn lên của người dân, đời sống cũng như diện mạo của làng Nha Hyơn (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.

Hầu hết đường giao thông nội làng Nha Hyơn đã được bê tông hóa. Ảnh: Phương Vi
Hầu hết đường giao thông nội làng Nha Hyơn (xã Chư Á, TP. Pleiku) đã được bê tông hóa. Ảnh: Phương Vi

Dạo quanh con đường làng được bê tông hóa, ông Đuch-già làng Nha Hyơn-tự hào nói: “Khoảng 5 năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ vốn, người dân góp ngày công để hoàn thành. Thấy lợi ích thiết thực nên khi được vận động, ai cũng nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2020, bà con tự nguyện hiến đất để làm con đường dài 650 m, giúp giao thông trong làng thông suốt”.

Không chỉ hoàn thiện đường giao thông nông thôn, làng Nha Hyơn còn được xã Chư Á đầu tư xây dựng Nhà sinh hoạt cộng đồng với đầy đủ hội trường, loa máy, nhà vệ sinh và giếng khoan. 100% hộ dân trong làng đều đã được sử dụng nước sạch.


Trong ký ức của già Đuch, làng Nha Hyơn vốn rất nghèo, người dân quanh năm chỉ trông chờ vào cây lúa. Nhiều gia đình không có đất để trồng trọt hoặc có đất nhưng không biết làm ăn nên cái nghèo cứ mãi đeo đuổi. “Được các ban, ngành hướng dẫn, hỗ trợ cách thức sản xuất nên đời sống của bà con khá hơn”-ông Đuch nói. Ngoài cây lúa nước, dân làng Nha Hyơn còn biết trồng cà phê, phát triển chăn nuôi. Đối với diện tích đất lúa khô hạn, bà con chuyển đổi sang trồng hoa màu.

Ngoài trồng trọt, bà con làng Nha Hyơn còn phát triển chăn nuôi bò để có thêm nguồn thu cho gia đình. Ảnh: Phương Vi
Ngoài trồng trọt, bà con làng Nha Hyơn còn phát triển chăn nuôi bò để có thêm nguồn thu cho gia đình. Ảnh: Phương Vi

Sau nhiều năm tích góp, anh Ten mua được 2 ha đất trồng cà phê. Ngoài ra, anh còn nuôi 3 con bò và trồng 2 sào lúa nước. Anh bày tỏ: “Mặc dù giá cà phê mấy năm gần đây khá bấp bênh nhưng so với các loại cây khác thì vẫn cho thu nhập ổn định. Mỗi vụ, tôi tích lũy được 100-150 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn có nguồn thu từ chăn nuôi bò. Thu nhập của gia đình đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và tích lũy một ít”.

Định cư tại làng từ năm 2006, theo nhìn nhận của ông Đoàn Hoàng Trọng, Nha Hyơn chuyển biến và đổi thay nhiều mặt. “Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng rất sôi động. Bà con ngày càng chăm chỉ làm lụng, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và tiết kiệm chi tiêu nên đời sống khá hơn trước rất nhiều”-ông Trọng bày tỏ.

Hiện nay, làng Nha Hyơn chỉ còn 1 hộ nghèo. Hộ có thu nhập khá như gia đình anh Ten ngày càng tăng. Hầu như nhà nào cũng đã sắm sửa xe máy, ti vi. Nhiều gia đình mua được ô tô, xe công nông, các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phần lớn nhà ở đều kiên cố, vững chãi. Ông Nêk-Trưởng thôn Nha Hyơn-phấn khởi: “Làng Nha Hyơn có 95 hộ với hơn 500 khẩu. Những năm gần đây, đời sống bà con khởi sắc hơn nhiều, 90% gia đình trong làng được công nhận gia đình văn hóa”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thu Hương-Chủ tịch UBND xã Chư Á-cho hay: “Chúng tôi ưu tiên nguồn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội tại các làng dân tộc thiểu số. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để bà con đa dạng mô hình sản xuất, tiếp cận với các nguồn lực để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống”.

PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null