Kông Chro chú trọng công tác giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm nên huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo.



Hỗ trợ hộ nghèo có địa chỉ

Trước đây, gia đình ông Đinh Kot (làng Ó, xã An Trung) thuộc diện hộ nghèo. Nguyên nhân là do thiếu kiến thức cũng như vốn sản xuất. Sau nhiều lần tham gia tập huấn, ông Kot dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

Theo đó, ông cải tạo đất trống đồi trọc, đưa giống mới vào sản xuất. Ngoài ra, ông còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, gia đình ông không chỉ thoát nghèo mà còn có tích lũy.

Chị Châu Liên Thủy (thôn 2, xã Kông Yang) bên vườn na của gia đình. Ảnh: Đinh Yến
Chị Châu Liên Thủy (thôn 2, xã Kông Yang) bên vườn na của gia đình. Ảnh: Đinh Yến

Gia đình chị Châu Liên Thủy (thôn 2, xã Kông Yang) cũng từng thuộc diện hộ nghèo. Qua tìm hiểu thực tế, chị Thủy quyết định mua 200 cây na dai về trồng. Năm 2019, vườn na dai cho thu hoạch vụ đầu tiên với kết quả khả quan. Hiện gia đình chị có hơn 900 cây na và 10 con bò lai.

Chị cho hay: “Trước đây, tôi chỉ trồng mì, bắp nên hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển đổi sang trồng na dai, thu nhập bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm. Gia đình từ chỗ nghèo khó giờ đã khấm khá hơn”.
   
Cùng với việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, huyện Kông Chro cũng tạo điều kiện cho người dân đi xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn 2016-2019, toàn huyện có 52 lao động làm việc có thời hạn tại Ả Rập Xê Út và Đài Loan.

Ông Trần Đình Phùng-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho hay: “Huyện xác định xuất khẩu lao động là một cách để thoát nghèo hiệu quả, người dân cũng học hỏi được nhiều điều, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số tìm được cách thức làm ăn sau khi hết thời hạn làm việc tại nước ngoài. Hiện trung bình mỗi người đi xuất khẩu lao động có thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng trở lên”.

Vận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ

Ông Trần Đình Phùng cho biết: Trong 5 năm qua, Kông Chro đã lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ người dân mua giống vật nuôi và hỗ trợ cây giống phát triển sản xuất. Với những cách làm cụ thể, từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm Kông Chro giảm 7% tỷ lệ hộ nghèo.

Cũng theo ông Phùng, thời gian qua, huyện đã tập trung thực hiện 2 giải pháp giảm nghèo là cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; giúp hộ nghèo theo địa chỉ, xuất khẩu lao động. Riêng trong sản xuất nông nghiệp, huyện ưu tiên phát triển đàn bò, dê để nâng cao giá trị chăn nuôi và thu nhập cho nông dân.

Nuôi dê ở Kông Chro giúp người dân thoát nghèo. Ảnh: Đinh Yến
Nghề nuôi dê giúp nhiều hộ dân ở Kông Chro thoát nghèo. Ảnh: Đinh Yến
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2020, Kông Chro là 1 trong 3 địa phương đạt kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hiện toàn huyện có 1.927 hộ nghèo, chiếm 15,95%. 

Ông Phan Văn Trung-Bí thư Huyện ủy Kông Chro-cho hay: Hàng năm, các phòng, ban liên quan cùng các xã, thị trấn vận dụng chính sách phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và lồng ghép các chương trình phù hợp. Bên cạnh đó, huyện lấy mục tiêu giảm nghèo bền vững để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch giám sát định kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo từng năm để nắm bắt, đánh giá tình hình triển khai thực hiện cũng như mức độ bao phủ của chính sách đến với người nghèo. Từ đó, huyện giải quyết kịp thời những khó khăn, thắc mắc và kiến nghị, đề xuất thông qua ý kiến đóng góp của người nghèo.

Với tinh thần “Không để Kông Chro tụt lại phía sau”, thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung lồng ghép các nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững.

“Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Vì vậy, huyện sẽ phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giảm nghèo; tập trung tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, tích cực tham gia sản xuất, nỗ lực vươn lên thoát nghèo”-ông Trung cho biết thêm.

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

Thăm vườn nho hữu cơ ở Ia Grai

(GLO)- Cách TP. Pleiku chừng 15 km, vườn nho Gia Lai (ở tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) của anh Đặng Đại Dương đã bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên và đón khách đến tham quan, trải nghiệm.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

Người tốt-Việc tốt: Giáo dân tiêu biểu làng Thong Yố

(GLO)- Ông Rơ Lan Đăk (làng Thong Yố, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất cũng như tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo Công giáo tham gia xây dựng nông thôn mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

Ngôi đình “vàng” ở Pleiku

(GLO)- Đình Kế Môn (tổ 5, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng lại khá ít người biết đến. Từ làng Kế Môn, những người thợ kim hoàn đã tỏa ra khắp mọi miền đất nước, mở rộng thị trường khiến tiếng thơm về làng vàng Kế Môn ngày một vang xa.