Lan tỏa lối sống xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 2 năm thành lập với những hoạt động ý nghĩa nhằm lan tỏa lối sống vì sức khỏe, môi trường và cộng đồng, nhóm Sống Xanh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tạo hiệu ứng tích cực, ngày càng thu hút nhiều hội viên tham gia cũng như sự đồng tình ủng hộ của các Mạnh Thường Quân.
“Đem rau quả sạch từ vườn vào bếp”
Đó là phương châm hoạt động của mô hình vừa được nhóm Sống Xanh triển khai vài ngày qua tại địa chỉ 47 Võ Thị Sáu (TP. Pleiku). Bà Nguyễn Thị Hạnh-Trưởng nhóm-cho hay: Đa số thành viên của nhóm đều tự trồng rau quả sạch tại nhà nhưng nhiều người không dùng hết. Thấy vậy, bà nảy ra ý tưởng huy động hội viên chia sẻ đến cộng đồng bằng cách ký gửi hoặc tặng nhóm để bán gây quỹ. Vào mỗi sáng, tủ “Thực phẩm sạch vườn nhà” đặt tại địa chỉ trên bày bán nhiều rau củ, nông sản sạch, tươi ngon như: măng tây, cà chua, rau muống, rau cải, bầu, bí, đậu đỗ, hồ tiêu, trứng gà… với giá hết sức phải chăng. Khách hàng chọn mua thực phẩm xong thì tự bỏ tiền vào thùng giấy đặt sẵn trong tủ, không cần giao dịch, mặc cả. “Người bán tiêu thụ được sản phẩm sạch không dùng hết, người mua cũng hưởng lợi vì dùng rau củ sạch với giá rẻ. Từ số tiền hội viên để lại gây quỹ, nhóm tiếp tục may khẩu trang vải để tặng người cần”-bà Hạnh vui vẻ nói.
May tặng khẩu trang vải là một trong những hoạt động nổi bật của nhóm Sống Xanh suốt 2 năm qua. Với sự chung tay của hơn 100 thành viên, đến nay, nhóm đã tặng hàng ngàn chiếc khẩu trang cho các cơ quan, công sở và người dân vùng dịch. Để làm được điều này, ban đầu, các thành viên của nhóm mang cây xanh vườn nhà đến bán, sau đó huy động thêm sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Đón nhận món quà, ai cũng xúc động khi biết mỗi chiếc khẩu trang đều được cắt may hoàn toàn thủ công rồi cẩn thận cho vào một chiếc túi giấy, bên trên nắn nót dòng chữ “Dùng khẩu trang vải để giảm rác thải” và logo của nhóm. Đáng nói là những chiếc túi giấy này đều do các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh cắt dán từ những xấp giấy đã in một mặt xin từ các cơ quan, đơn vị. 
Tủ “Thực phẩm sạch vườn nhà” thu hút nhiều sự chú ý dù chỉ mới ra mắt. Ảnh: Phương Duyên
Tủ “Thực phẩm sạch vườn nhà” thu hút nhiều sự chú ý dù chỉ mới ra mắt. Ảnh: Phương Duyên
Lối sống xanh cũng được nhóm nhân rộng với hoạt động sản xuất nước tẩy rửa hữu cơ như: nước tắm gội, nước lau sàn, nước rửa rau củ để sử dụng và dành tặng người thân, bạn bè, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh. Những sản phẩm này đều được làm từ vỏ chanh, bưởi, dứa, lá sả… với mùi hương tự nhiên, thơm lành.
Chị Trương Vi Hồng Yến (giáo viên Trường Mầm non Sao Mai, TP. Pleiku), thành viên nhóm Sống Xanh chia sẻ: “Tôi rất thích tham gia các hoạt động thiện nguyện. Mới đây, thấy nhóm vận động ra mắt tủ “Thực phẩm sạch vườn nhà”, tôi liền nhờ mẹ gửi ít rau củ nhà trồng từ thị xã An Khê lên ủng hộ gồm: măng tây, bầu, bí, rau cải, rau muống, mồng tơi… Đây là hoạt động rất ý nghĩa nên tôi sẽ tham gia lâu dài”. 
Nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa
Khi số hội viên tăng và tiền gây quỹ ngày càng nhiều, nhóm Sống Xanh có điều kiện triển khai thêm nhiều hoạt động thiện nguyện. Ngoài các “tiểu đội” may khẩu trang, sản xuất nước tẩy rửa hữu cơ, nhóm còn có “tiểu đội” đan len, trồng cây xanh… Hàng trăm chiếc khăn ấm gửi tặng trẻ em vùng sâu, vùng xa; nhiều loại cây cảnh trong vườn nhà hội viên như sen đá, lưỡi hổ, sống đời… được chiết ra chậu để chung tay cùng nhóm thiện nguyện Fly To Sky thực hiện chương trình “Đổi sách lấy cây”. Quần áo cũ cũng được huy động giặt ủi để mang tặng những người thiếu khó. Đặc biệt, trong đợt lũ lụt ở miền Trung năm ngoái, thấy giáo viên nữ vùng lũ bị cuốn trôi hết đồ đạc, quần áo, nhóm đã vận động hội viên hỗ trợ những bộ áo dài cũ, cẩn thận dán size, ghi rõ chiều cao, cân nặng để gửi tặng. Sự chu đáo, tinh tế trong từng món quà dù không mới song làm ấm lòng người đón nhận. 
Thương học sinh vùng khó, 2 năm qua, các thành viên của nhóm đã trao tặng 10 chiếc xe đạp (trị giá 1,5 triệu đồng/chiếc) trong chương trình “Xe đạp yêu thương, tiếp bước em đến trường”; đầu tư 1 dàn dụng cụ rèn luyện thể lực cho học sinh Trường THPT Plei me (xã Ia Ga, huyện Chư Prông) trị giá hơn 2 triệu đồng, tạo sân chơi bổ ích cho các em trong những giờ giải lao.
Nước tẩy rửa hữu cơ và khẩu trang vải-những món quà quý mà nhóm Sống Xanh gửi đến cộng đồng. Ảnh: Phương Duyên
Nước tẩy rửa hữu cơ và khẩu trang vải-những món quà quý mà nhóm Sống Xanh gửi đến cộng đồng. Ảnh: Phương Duyên
Gần đây nhất, nhóm Sống Xanh đã gửi 20 thùng hàng gồm trái cây sạch và khẩu trang đến TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Định để chia sẻ với người dân vùng dịch. Bà Phan Diệu Hương (phường Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), một người bạn của bà Hạnh xúc động: “Tôi vừa nhận được thùng hàng là bơ sạch và khẩu trang do nhóm Sống Xanh gửi xuống. Chị Hạnh có nhờ tôi hoàn thiện một số khâu như đục lỗ khẩu trang, làm túi giấy, viết chữ theo hướng dẫn rồi tặng những người bán hàng rong… Theo dõi hoạt động của nhóm lâu nay, tôi thấy rất ý nghĩa”. 
Trò chuyện về sự góp sức thiết thực của các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Giám đốc Tạ Thị Anh Đào cho biết: Ngoài làm bao bì đựng khẩu trang, từ những mẩu vải dư ra sau khi đục lỗ đeo tai khẩu trang, bà và các nhân viên đã mua thêm phụ liệu rồi hướng dẫn các em làm kẹp tóc để bán. Hàng làm ra đến đâu bán hết đến đó, cả cô và trò đều vui dù số tiền thu được chỉ đủ để thỉnh thoảng mua trà sữa cho các em. “Các em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Đây là dịp các em học cách cho đi, chia sẻ cùng cộng đồng”-bà Đào cho hay. 
Không muốn nói quá nhiều về những việc đã làm, Trưởng nhóm Sống Xanh khẳng định: “Cái đang làm, sắp làm mới quan trọng. Tôi hy vọng sẽ duy trì thật tốt hiệu quả của tủ “Thực phẩm sạch vườn nhà”, từ đó tiếp tục có thêm nhiều hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng”. 
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.