Ký ức cỏ tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Pleiku ngày nắng gắt. Chiều dạo quanh phố, tôi chợt vui mừng thấy mấy gùi cỏ tranh được bày bán ven đường.
Trước đây ở Tây Nguyên chẳng khó gì để thấy loài cỏ tranh. Đó là loại cỏ mà người dân thường sử dụng để đan thành tấm lợp mái nhà hay làm phên để ngăn vách. Cỏ tranh lúc ấy chỉ đơn thuần là loài cỏ hoang dại được tận dụng, nhưng với trẻ con chúng tôi thì rễ cỏ tranh là một món quà của tuổi thơ.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Rễ cỏ tranh có màu trắng ngà lan dài, ăn sâu dưới đất, nhiều đốt. Vào những ngày nghỉ học, lũ trẻ chúng tôi lại háo hức đi đào rễ cỏ tranh. Rễ của loại cỏ này thường “cứng đầu” bám chặt lấy đất mẹ, vì vậy mà khi đi đào chúng tôi thường tụ tập thành từng nhóm, dùng những cái thuổng bén đào sâu xuống lớp đất đỏ bazan rồi cùng hò nhau hợp sức kéo lên. Có đứa háu ăn, vừa chia phần xong là lau vội vào áo rồi nhai ngấu nghiến. Rễ cỏ tranh có vị ngọt thơm mát như một loại kẹo; vả lại thời ấy bánh kẹo với chúng tôi cũng khá xa xỉ nên cỏ tranh chính là một món quà được kết tinh từ lòng đất dành tặng tuổi thơ.
Sau này, khi được học tác phẩm “Đất nước đứng lên” và xem bộ phim cùng tên, tôi được biết thêm một công dụng khác của cỏ tranh là dùng thay muối. Những ngày “đói cơm lạt muối” chống thực dân Pháp, bà con Bahnar làng Kông Hoa đã phải tìm lá cỏ tranh đốt thành tro với vị mằn mặn để chấm củ mì, củ khoai. Tôi cũng nhớ mãi hình ảnh Anh hùng Núp-trước khi đưa bà con vào rừng trú ẩn-đã tự tay dùng ngọn đuốc châm lửa đốt mái nhà tranh. Hình ảnh ấy đã khơi dậy trong tôi niềm tự hào về tinh thần đấu tranh bất khuất của những người con Bahnar. Dường như loài cỏ tranh bền bỉ bám sâu vào lòng đất cũng chính là biểu trưng cho tinh thần ấy. 
Ở vùng đất cao nguyên này, thứ gì cũng hoang dại mà bất diệt. Loài cỏ tranh ấy đã từng đồng hành với cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; từng vui cùng những năm tháng khó quên trong ký ức tuổi thơ tôi. Loài cỏ thầm lặng: “Ngỡ là kiếp cỏ nhỏ nhoi/Mà sao thách đố cả trời bão giông” giờ đã trở nên hiếm hoi dần do quá trình đô thị hóa. Vậy nhưng, với tôi, chúng vẫn mãi ngọt thơm cùng tháng năm.
 TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.