Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022): Tầm nhìn và bản lĩnh của một nhà quản trị quốc gia lỗi lạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm nay, Đảng, Nhà nước ta long trọng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Dịp này, Trung ương và các địa phương tổ chức nhiều hoạt động: dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Khu di tích cố Thủ tướng, nói chuyện truyền thống, triển lãm trưng bày tranh ảnh, hiện vật, giới thiệu sách liên quan.
Bộ tem quý
Khi truyền thông, báo chí bắt đầu thông tin về những hoạt động kỷ niệm, tôi đã manh nha ý tưởng một bài viết từ những thông tin mình thu lượm được, trong đó có những chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Gia Lai mà người viết có may mắn chứng kiến, đưa tin.
Đặc biệt, với bộ tem về cố Thủ tướng nhân sự kiện này, từ sớm tôi đã kết nối với anh Võ Văn Ba-Phó Chủ tịch Hội Tem Gia Lai nắm tình hình phát hành để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Một phần của việc làm này còn vì trách nhiệm của tôi trong Ban Chấp hành Hội Tem tỉnh.
Lúc đầu, anh Ba chưa nắm được nhưng sau nhiệt tình cung cấp cho tôi nhiều thông tin bổ ích. Anh cho biết, ngày 22-11-2022, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Vĩnh Long và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phối hợp tổ chức phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922-2022)” theo nghi thức đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Long.
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022): Tầm nhìn và bản lĩnh của một nhà quản trị quốc gia lỗi lạc  (GLO)- Năm nay, Đảng, Nhà nước ta long trọng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Dịp này, Trung ương và các địa phương tổ chức nhiều hoạt động: dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Khu di tích cố Thủ tướng, nói chuyện truyền thống, triển lãm trưng bày tranh ảnh, hiện vật, giới thiệu sách liên quan.  Bộ tem quý  Khi truyền thông, báo chí bắt đầu thông tin về những hoạt động kỷ niệm, tôi đã manh nha ý tưởng một bài viết từ những thông tin mình thu lượm được, trong đó có những chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Gia Lai mà người viết có may mắn chứng kiến, đưa tin. Đặc biệt, với bộ tem về cố Thủ tướng nhân sự kiện này, từ sớm tôi đã kết nối với anh Võ Văn Ba-Phó Chủ tịch Hội Tem Gia Lai nắm tình hình phát hành để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Một phần của việc làm này còn vì trách nhiệm của tôi trong Ban Chấp hành Hội Tem tỉnh.  Lúc đầu, anh Ba chưa nắm được nhưng sau nhiệt tình cung cấp cho tôi nhiều thông tin bổ ích. Anh cho biết, ngày 22-11-2022, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Vĩnh Long và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phối hợp tổ chức phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922-2022)” theo nghi thức đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Long.  Anh Ba cho tôi biết, bộ tem quý này được cung cấp cho các bưu cục trên toàn quốc để bán chào mừng nhân dịp phát hành, trong đó có Gia Lai. Tác giả mẫu tem là họa sĩ Phạm Trung Hà (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam). Tem được thiết kế theo phong cách đồ họa, hình ảnh cô đọng, có chân dung cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cờ Tổ quốc thể hiện trên nền màu vàng biểu tượng của niềm tin và hy vọng, góc phải mẫu tem là hình ảnh đường dây tải điện 500 kV Bắc-Nam (mạch 1)-dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp của cố Thủ tướng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh đất nước. Bộ tem có khuôn khổ 46 x 31 mm, gồm 1 mẫu, giá 4.000 đồng.  Chưa hết, anh Ba còn nhiệt tình lục lại một số con tem có nội dung liên quan trước đó mà Hội Tem Gia Lai cũng như bản thân anh sở hữu để tôi đưa thêm vào trong bài viết. Những con tem rất đẹp, rất giá trị về đường dây 500 kV phát hành năm 1993.  Kỷ niệm đẹp về vị Thủ tướng  Không chỉ tôi mà nhiều người ở Gia Lai có may mắn được gặp, được nghe cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói chuyện, hỏi thăm hoặc làm việc. Có thể là xin được chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm. Có thể là phục vụ Thủ tướng ngày ông đến Gia Lai. Có thể là trực tiếp cùng ông đi thực tế, cùng ông làm việc…  Ông Nguyễn Vỹ Hà-nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã rất say sưa khi nói về vị Thủ tướng mà mình rất mực ngưỡng mộ. Bỏ qua sự đường đột của nhà báo, chỉ một chút hồi tưởng, ông đã có thể kể làu làu về những kỷ niệm mấy bận gặp và làm việc cùng những cảm nhận sâu sắc về vị Thủ tướng tài năng, mạnh mẽ và gần gũi này.  Ấn tượng nhất về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt theo ông Hà là đóng góp to lớn của ông cho đường dây 500 kV Bắc-Nam. Theo ông Hà, chỉ riêng một công trình này thôi, Thủ tướng đã thể hiện là vị cán bộ vì dân vì nước, thể hiện tài năng, tầm nhìn và bản lĩnh của một nhà quản trị quốc gia lỗi lạc.  “Lúc này, đất nước chúng ta vừa bước ra khỏi trì trệ, công cuộc đổi mới đang phát triển mạnh mẽ. Miền Bắc lúc này công nghiệp chưa phát triển lắm nhưng miền Nam thì nền tảng sẵn có rất cần cho sự phát triển nhanh, mạnh cũng như để thu hút đầu tư, song lại thiếu điện, trong khi Thủy điện Hòa Bình thì dư khả năng cung cấp. Nếu phải làm một công trình khác, như công trình nhiệt điện ở phía Nam thì phải mất ít nhất 5 năm, cùng với bao phức tạp, khó khăn, vướng mắc”-ông Hà nói. Tôi hình dung ông cũng ngẫm nghĩ và nung nấu dữ lắm điều mình trao đổi. Trước tình hình đó, sau khi được sự đồng ý của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết liệt triển khai xây dựng đường dây 500 kV Bắc-Nam. Quá trình khởi công xây dựng dĩ nhiên đã vấp phải không ít khó khăn, những ý kiến trái chiều từ phía chuyên gia nước ngoài, cả những chỉ trích không nhằm động cơ xây dựng. Ông Hà kể, trong một cuộc họp, Thủ tướng đã rất quyết liệt: “Ai bàn tới thì ngồi đây, bàn ra thì không tham gia”.  Thế rồi sau khi đóng điện thắng lợi, nhận thấy cần sự tiếp sức cho Thủy điện Hòa Bình, Thủ tướng tiếp tục quyết định khởi công làm thủy điện Ia Ly, phái ông Thái Phụng Nê-Bộ trưởng Bộ Năng lượng vào cùng làm việc với tỉnh. Ngày 4-11-1993, bên dòng thác Ia Ly, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Ia Ly, mở đầu hành trình biến dòng thác Ia Ly hùng vĩ thành nguồn điện sáng cho đất nước. Từ mốc son này, hơn 7 năm sau, công trình thủy điện Ia Ly hoàn thành và ghi tên mình trên bản đồ năng lượng quốc gia, trở thành công trình thủy điện lớn thứ nhì cả nước thời điểm đó.   Ông Huỳnh Nở-nguyên Giám đốc Công ty thủy điện Ia Ly, khi đó là Trưởng ban Chuẩn bị sản xuất Nhà máy Thủy điện Ia Ly-kể lại: Đầu năm 1989, khi bắt đầu có ý tưởng xây dựng thủy điện thì Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến kiểm tra. Chính ông là người đi cùng Thủ tướng và giới thiệu tiềm năng của dòng thác Ia Ly kỳ vĩ nằm giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn.   Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng và dân tộc ta; là chiến sĩ cộng sản kiên trung, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Sự đóng góp to lớn của cố Thủ tướng cho cách mạng Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu, trân trọng. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.  THẤT SƠN - MINH PHƯƠNG  Thủ tướng Võ Văn Kiệt (bìa trái) trò chuyện với người dân huyện Chư Păh năm 1996. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Võ Văn Kiệt (bìa trái) trò chuyện với người dân huyện Chư Păh năm 1996. Ảnh: TTXVN

Anh Ba cho tôi biết, bộ tem quý này được cung cấp cho các bưu cục trên toàn quốc để bán chào mừng nhân dịp phát hành, trong đó có Gia Lai. Tác giả mẫu tem là họa sĩ Phạm Trung Hà (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam). Tem được thiết kế theo phong cách đồ họa, hình ảnh cô đọng, có chân dung cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cờ Tổ quốc thể hiện trên nền màu vàng biểu tượng của niềm tin và hy vọng, góc phải mẫu tem là hình ảnh đường dây tải điện 500 kV Bắc-Nam (mạch 1)-dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp của cố Thủ tướng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh đất nước. Bộ tem có khuôn khổ 46 x 31 mm, gồm 1 mẫu, giá 4.000 đồng. 
Chưa hết, anh Ba còn nhiệt tình lục lại một số con tem có nội dung liên quan trước đó mà Hội Tem Gia Lai cũng như bản thân anh sở hữu để tôi đưa thêm vào trong bài viết. Những con tem rất đẹp, rất giá trị về đường dây 500 kV phát hành năm 1993.
Kỷ niệm đẹp về vị Thủ tướng
Không chỉ tôi mà nhiều người ở Gia Lai có may mắn được gặp, được nghe cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói chuyện, hỏi thăm hoặc làm việc. Có thể là xin được chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm. Có thể là phục vụ Thủ tướng ngày ông đến Gia Lai. Có thể là trực tiếp cùng ông đi thực tế, cùng ông làm việc…
Ông Nguyễn Vỹ Hà-nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã rất say sưa khi nói về vị Thủ tướng mà mình rất mực ngưỡng mộ. Bỏ qua sự đường đột của nhà báo, chỉ một chút hồi tưởng, ông đã có thể kể làu làu về những kỷ niệm mấy bận gặp và làm việc cùng những cảm nhận sâu sắc về vị Thủ tướng tài năng, mạnh mẽ và gần gũi này.
Ấn tượng nhất về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt theo ông Hà là đóng góp to lớn của ông cho đường dây 500 kV Bắc-Nam. Theo ông Hà, chỉ riêng một công trình này thôi, Thủ tướng đã thể hiện là vị cán bộ vì dân vì nước, thể hiện tài năng, tầm nhìn và bản lĩnh của một nhà quản trị quốc gia lỗi lạc.
“Lúc này, đất nước chúng ta vừa bước ra khỏi trì trệ, công cuộc đổi mới đang phát triển mạnh mẽ. Miền Bắc lúc này công nghiệp chưa phát triển lắm nhưng miền Nam thì nền tảng sẵn có rất cần cho sự phát triển nhanh, mạnh cũng như để thu hút đầu tư, song lại thiếu điện, trong khi Thủy điện Hòa Bình thì dư khả năng cung cấp. Nếu phải làm một công trình khác, như công trình nhiệt điện ở phía Nam thì phải mất ít nhất 5 năm, cùng với bao phức tạp, khó khăn, vướng mắc”-ông Hà nói. Tôi hình dung ông cũng ngẫm nghĩ và nung nấu dữ lắm điều mình trao đổi.
Trước tình hình đó, sau khi được sự đồng ý của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết liệt triển khai xây dựng đường dây 500 kV Bắc-Nam. Quá trình khởi công xây dựng dĩ nhiên đã vấp phải không ít khó khăn, những ý kiến trái chiều từ phía chuyên gia nước ngoài, cả những chỉ trích không nhằm động cơ xây dựng. Ông Hà kể, trong một cuộc họp, Thủ tướng đã rất quyết liệt: “Ai bàn tới thì ngồi đây, bàn ra thì không tham gia”.
Thế rồi sau khi đóng điện thắng lợi, nhận thấy cần sự tiếp sức cho Thủy điện Hòa Bình, Thủ tướng tiếp tục quyết định khởi công làm thủy điện Ia Ly, phái ông Thái Phụng Nê-Bộ trưởng Bộ Năng lượng vào cùng làm việc với tỉnh. Ngày 4-11-1993, bên dòng thác Ia Ly, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Ia Ly, mở đầu hành trình biến dòng thác Ia Ly hùng vĩ thành nguồn điện sáng cho đất nước. Từ mốc son này, hơn 7 năm sau, công trình thủy điện Ia Ly hoàn thành và ghi tên mình trên bản đồ năng lượng quốc gia, trở thành công trình thủy điện lớn thứ nhì cả nước thời điểm đó. 
Ông Huỳnh Nở-nguyên Giám đốc Công ty thủy điện Ia Ly, khi đó là Trưởng ban Chuẩn bị sản xuất Nhà máy Thủy điện Ia Ly-kể lại: Đầu năm 1989, khi bắt đầu có ý tưởng xây dựng thủy điện thì Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến kiểm tra. Chính ông là người đi cùng Thủ tướng và giới thiệu tiềm năng của dòng thác Ia Ly kỳ vĩ nằm giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. 
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng và dân tộc ta; là chiến sĩ cộng sản kiên trung, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Sự đóng góp to lớn của cố Thủ tướng cho cách mạng Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu, trân trọng. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
THẤT SƠN - MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.