Ký gửi nông sản: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuần qua, dư luận một lần nữa lại dấy lên sự quan ngại khi chủ Doanh nghiệp tư nhân Sáu Đào (xã Ia Glai, huyện Chư Sê) tuyên bố vỡ nợ với số tiền lên đến 50 tỷ đồng. Sở dĩ gọi là một lẫn nữa là bởi trước đây tại Gia Lai đã xảy ra hàng chục vụ vỡ nợ của doanh nghiệp thu mua nông sản theo kiểu Sáu Đào. Hậu quả là hàng trăm hộ nông dân vì tin tưởng vào cái vẻ hào nhoáng của doanh nghiệp mà lâm vào cảnh mất vốn, nợ nần.
 

Trong bức thư để lại trước khi trốn khỏi địa phương, bà Đào có đề cập một số nguyên nhân dẫn tới vỡ nợ: Tiền vốn kinh doanh trong 20 năm qua chủ yếu là vay ngân hàng và mượn ngoài. Tiền lãi tăng, việc trồng tiêu thất bát, cộng với các khoản nợ không thu được nên doanh nghiệp không thể trụ vững… Đáng chú ý, trong khoản nợ 50 tỷ đồng, ngoài phần vay ngân hàng thì có không ít là của các hộ nông dân trong vùng.

Theo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản, vụ vỡ nợ của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Đào bộc lộ khá nhiều lỗ hổng cần khắc phục.

Trước hết, đây là kết cục tất yếu đối với những giám đốc non yếu về trình độ quản trị doanh nghiệp. Cũng vì non yếu về trình độ quản trị nên doanh nghiệp đã sử dụng một lượng tiền lớn vay mượn để “nướng” vào lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro là hàng nông sản. Trên thực tế, doanh nghiệp đã chấp nhận một “canh bạc” gần như phần thua đã thuộc về mình: lãi suất tăng, giá nông sản liên tục biến động, phương thức sử dụng vốn “giật gấu vá vai”…

Doanh nghiệp làm liều, thiếu kiến thức nên vỡ nợ. Đó là quy luật tất yếu. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là hàng loạt gia đình nông dân “một nắng hai sương” bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay vì quá tin tưởng vào vẻ hào nhoáng của doanh nghiệp. Trong vụ việc này, có không ít nông dân đã ký gửi nông sản, bán nợ, thậm chí cho chủ doanh nghiệp mược tiền để kinh doanh, đáo hạn ngân hàng. Đến khi sự việc vỡ lở, chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì người nông dân mới biết rằng niềm tin của mình đã bị đặt nhầm chỗ.

Nhân đây, chúng tôi xin đề cập đến những yếu tố bất ổn trong mô hình kinh doanh nông sản hiện nay. Lâu nay, trên thị trường nông sản tồn tại phương thức giao dịch ký gửi hàng. Thông thường, vào mùa thu hoạch, nông dân mang nông sản đến gửi tại kho của doanh nghiệp thu mua. Đến một thời điểm nào đó, nông dân và chủ doanh nghiệp thỏa thuận giá cả để giao dịch. Việc ký gửi xuất phát từ một số nguyên nhân như: không có nơi bảo quản nông sản, sợ mất trộm… Quan hệ giao dịch này thường chỉ được thể hiện bằng tờ giấy tay. Do vậy, khi chủ doanh nghiệp “tuyên bố vỡ nợ” thì người nông dân cũng hoàn toàn bị động với khối tài sản của mình…

Hiện nay, nhiều nông dân đang rất điêu đứng vì Doanh nghiệp tư nhân Sáu Đào. Trong tương lai, cũng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh tương tự, nếu phương thức giao dịch vẫn cứ như hiện nay.

Duy Lê

Có thể bạn quan tâm

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

(GLO)-

94 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, đôi tai không còn nghe rõ, nhưng ký ức về những ngày tham gia giải phóng Điện Biên vẫn in đậm trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Thế Quý (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê).

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

(GLO)-

Chiều 25-4, Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72), Binh đoàn 15 tổng kết công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt năm 2023 và điều chỉnh địa chỉ kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc với các thôn, làng.