Kông Chro: Nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Kông Chro hiện chưa có xã nào đạt 10/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Xã thấp nhất mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí.

Tại buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro mới đây, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang chỉ đạo: Kông Chro phải tập trung quyết liệt các giải pháp để xóa đói giảm nghèo, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại tất cả các xã trên địa bàn huyện.

Bộn bề khó khăn

Đak Kơ Ning là xã được chọn làm điểm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Kông Chro nhưng tới thời điểm này, xã mới chỉ đạt 9/19 tiêu chí do gặp nhiều khó khăn. Ông Hồ Thanh Nhã-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Kơ Ning dẫn chứng: Xã có 6 thôn, làng với khoảng 2.500 nhân khẩu, trong đó trên 85% là người dân tộc thiểu số. Làng Nhang Lớn được đánh giá là khá nhất nhờ nằm ở trung tâm xã, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội thuận lợi hơn nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tới 24,6%. Khó hơn phải kể đến làng Tờ Kắt có 75 hộ người dân tộc Bahnar thì có đến 54 hộ nghèo.

 

 Một ngôi trường vừa được đầu tư xây dựng tại xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro. Ảnh: L.H
Một ngôi trường vừa được đầu tư xây dựng tại xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro. Ảnh: L.H

Theo thống kê của UBND xã Đak Kơ Ning, trong 9 tiêu chí xã đã đạt được, hầu hết là những tiêu chí cơ bản; việc hoàn thiện các tiêu chí còn lại sẽ rất khó khăn. “Nhờ được chọn làm xã điểm nên Đak Kơ Ning được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm… khá tốt. Song cái khó nằm ở những tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường… mà việc hoàn thành các tiêu chí phụ thuộc phần lớn vào sự nỗ lực từ phía người dân. Đây mới chính là mấu chốt của cái khó”-ông Nhã nhận định. Bên cạnh đó, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Đak Kơ Ning hiện nay không thể không nhắc tới những nguyên nhân đặc thù: xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức đóng góp của nhân dân hạn chế, khó kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ…

Với xã Đak Pling, chương trình xây dựng nông thôn mới còn gặp khó khăn hơn rất nhiều. Xã hiện có 1.910 nhân khẩu, trong đó người dân tộc Bahnar chiếm 96,5%. Toàn xã còn 274 hộ nghèo, chiếm 68,32%. Đến nay, xã mới đạt 6/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Ông Đinh Nhân-Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Xã chỉ có 4 làng, hầu hết là người dân tộc Bahnar, đời sống của bà con còn rất nhiều khó khăn, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Hiện nay, Đảng ủy xã đang chọn 1 làng làm điểm xây dựng nông thôn mới”.

Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới


Theo báo cáo của Huyện ủy Kông Chro, đến nay, huyện đã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã và cấp huyện giai đoạn 2016-2020. Các ngành chức năng của huyện cũng đang khẩn trương xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách giai đoạn 2016-2020, đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các xã thực hiện các tiêu chí thuộc phần việc của xã và huy động sự tham gia của nhân dân. Ước tính, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kông Chro đến tháng 9-2016 là 444,379 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 343,926 tỷ đồng; vốn trực tiếp 38,918 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp 25,041 tỷ đồng; vốn cho vay địa bàn nông thôn 33,918 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 3,435 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn này, địa phương đã tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục, công trình hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho nhân dân sản xuất. Đến nay, huyện đã giải ngân được 85,86 tỷ đồng, đạt 84,7%.

Huyện Kông Chro hiện là một trong những địa phương có tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chậm nhất của tỉnh. Cụ thể, xã đạt nhiều tiêu chí nông thôn mới nhất trên địa bàn huyện là Đak Kơ Ning với 9/19 tiêu chí. 2 xã có số tiêu chí đạt thấp nhất là Chơ Long và Đak Song mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí.

Trước thực trạng này, trong buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã nhấn mạnh: Mặc dù là huyện nghèo nhưng so với những địa phương lận cận như Ia Pa, Đak Pơ thì Kông Chro vẫn sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, làm đòn bẩy để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Địa phương phải tập trung tìm giải pháp để nâng cao hơn nữa đời sống người dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.