Kiểm tra công tác dự trữ hàng hóa tại doanh nghiệp đầu mối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 21-7, Sở Công thương Gia Lai đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai để nắm bắt công tác dự trữ hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hiện nay, Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai là đơn vị phân phối lớn với thị phần hàng hóa thiết yếu chiếm khoảng 50%. Ngoài kế hoạch kinh doanh thường xuyên, đơn vị đã lên phương án dự trữ hàng hóa cụ thể trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Vũ Thảo


Theo đó, Công ty đã đàm phán với các đối tác để chủ động nguồn hàng, phục vụ hầu hết các địa phương trong tỉnh. Công ty hiện có 245 người, trong đó lao động trực tiếp tiếp cận thị trường là 183 người với 40 xe tải, lượng hàng bình quân khoảng 80 tấn/ngày. Để chủ động nguồn hàng, Công ty đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa với trị giá hơn 80 tỷ đồng (tương đương doanh thu trong 1 tháng bán hàng) bao gồm các mặt hàng thiết yếu như: mì tôm, dầu ăn, nước mắm, sữa, đồ hộp, bánh kẹo… Bên cạnh sự chủ động về nguồn hàng thì hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặp một số khó khăn, lượng hàng đặt về chậm hơn so với bình thường do khâu vận tải qua các chốt kiểm dịch, các nhà sản xuất hoạt động công suất ít hơn bình thường.
        
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Binh yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện dự trữ hàng hóa trên địa bàn với phương châm 4 tại chỗ: “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hàng hóa tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ’; đồng thời thực hiện 3 sẵn sàng: “chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”.

Trong trường hợp Gia Lai thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty phải rà soát phương án và có kế hoạch cụ thể để điều tiết cung cầu hàng hóa, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong dân, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá xảy ra. Đặc biệt, phải nâng công suất các kho dự trữ lên khoảng 20%; có phương án bán hàng lưu động; đồng thời phải tìm ra phương thức vận chuyển phù hợp, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

 

VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.