Kiểm tra 187 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT, hiện nay tỷ lệ kiểm tra, giám sát mã số sầu riêng ở mức rất thấp (chỉ trên dưới 50%) nên 187 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đang bị cảnh báo.

Thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT, hiện nay tỷ lệ kiểm tra, giám sát mã số sầu riêng ở mức rất thấp (chỉ trên dưới 50%) nên 187 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đang bị cảnh báo.

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đề nghị các địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng, sau khi có 187 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng bị cảnh báo vi phạm nghị định thư này.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cả nước hiện có 708 mã số vùng trồng với trên 26.000ha và 168 mã số cơ sở đóng gói. Tuy nhiên, tỷ lệ mã số vùng trồng được giám sát chỉ đạt 52%, tỷ lệ mã số cơ sở đóng gói được giám sát chỉ đạt 47,6%. Các tỉnh có số tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng thấp như: Đắk Nông, Bình Phước, Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp; còn các tỉnh có tỷ lệ giám sát mã số cơ sở đóng gói thấp như Long An, Đồng Nai.

Vẫn theo Cục Bảo vệ thực vật, sau khi có thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng của Trung Quốc về dấu hiệu sầu riêng nhập từ Việt Nam nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định, Cục Bảo vệ thực vật đã lập đoàn kiểm tra, đi lấy mẫu, kiểm tra kỹ lưỡng các chỉ tiêu, mẫu đất, nước, phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý… tại các vùng trồng sầu riêng có trong danh sách cảnh báo nhiễm cadimi. Tuy nhiên, không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo.

Mặc dù vậy, về việc giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng, Cục Bảo vệ thực vật thừa nhận, các địa phương chưa chủ động kiểm tra, giám sát theo quy định của Nghị định thư nên tỷ lệ giám sát thấp; chưa xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

Theo chỉ đạo mới nhất của Bộ NN-PTNT, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện các trường hợp vi phạm, thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoặc thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).