Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu tháng 8 đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có mưa lớn kéo dài gây ngập úng hàng trăm héc ta cây trồng các loại và làm hư hỏng một số đoạn kênh mương thủy lợi. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền các địa phương và người dân đã khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.

Hàng trăm héc ta cây trồng bị thiệt hại

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Ia Grai có mưa lớn kéo dài, lượng nước ở một số sông, suối dâng lên nhanh đã gây ngập, cuốn trôi, vùi lấp 31,6 ha lúa, 1 ha cà phê mới trồng và 2 ao nuôi cá của người dân. Anh Rơ Mah Nít (làng Bang, xã Ia Chía) cho biết: “Hơn 3 sào lúa của gia đình tôi bị đất vùi lấp hết. Đất bồi lấp như vậy không chỉ vụ này mất trắng mà còn khó khăn cho vụ Đông Xuân 2023-2024 vì phải xúc hết đất đi mới có thể gieo sạ”. Còn ông Ksor Yăk (cùng làng) thì cho hay: “Nhà tôi có 1 ha lúa nước thì khoảng 4 sào bị đất bồi lấp hoàn toàn. Diện tích lúa đang thời kỳ đẻ nhánh còn lại cũng bị ngã đổ. Chúng tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ bà con khắc phục thiệt hại để ổn định cuộc sống”.

Ruộng lúa của gia đình ông Ksor Yăk (làng Bang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) bị bùn đất vùi lấp. Ảnh: Lê Nam

Ruộng lúa của gia đình ông Ksor Yăk (làng Bang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) bị bùn đất vùi lấp. Ảnh: Lê Nam

Còn tại huyện Đức Cơ, mưa lớn kéo dài từ ngày 2 đến 4-8 đã gây thiệt hại về tài sản, cây cối, hoa màu, ước tổng giá trị khoảng 835 triệu đồng. Cụ thể, có 2 cống thoát nước bị sập, ước thiệt hại khoảng 120 triệu đồng; 22,5 m tường rào bị sập, cuốn trôi, ước thiệt hại khoảng 29 triệu đồng; khoảng 84,3 ha cây cối, hoa màu bị thiệt hại, ước khoảng 686 triệu đồng.

Trong khi đó, tại huyện Đak Đoa, mưa lớn cũng làm cho 28,6 ha lúa bị ngã đổ, vùi lấp; huyện Chư Sê có khoảng 559 m kênh đất bị sạt lở, 15 ha lúa nước mới gieo sạ của người dân bị đất bồi lấp, thiệt hại trên 70%; huyện Phú Thiện có 3,3 ha lúa bị thiệt hại; huyện Chư Păh có 50 ha lúa bị thiệt hại.

Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Theo ông Rah Lan Gâu-Chủ tịch UBND xã Ia Chía: Mưa lớn kéo dài không chỉ làm ngập úng cây trồng mà còn làm sạt lở các tuyến đường giao thông, mương thoát nước trên địa bàn xã. Ngay sau khi nắm bắt thông tin nước suối dâng cao qua các cầu tràn, UBND xã đã chỉ đạo Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã cử lực lượng phối hợp với các thôn, làng chốt chặn hai bên cầu để ngăn không cho người dân đi qua khu vực nguy hiểm. Đồng thời, sau khi nước rút, UBND xã đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn, làng thống kê diện tích cây trồng bị thiệt hại, đề xuất UBND huyện cho chủ trương để xã xuất kinh phí dự phòng hỗ trợ người dân.

Còn ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai thì cho biết: Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đôn đốc UBND các xã, thị trấn, các chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi và công trình phòng-chống thiên tai trước, trong và sau mỗi đợt mưa lũ; kịp thời phát hiện các sự cố, hư hỏng để có biện pháp xử lý; huy động nguồn lực sớm hoàn thành công tác duy tu bảo dưỡng công trình đập, hồ chứa nước đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; kiểm tra các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư để chủ động sơ tán, di dời người và tài sản khi có thiên tai. “Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn vận động người dân nhanh chóng xử lý các diện tích cây trồng bị đất bồi lấp để tiếp tục sản xuất kịp vụ mùa. Đối với những diện tích lúa nước bị ngập úng, các địa phương vận động người dân khơi thông dòng chảy, sau khi nước rút thì tiến hành chăm sóc để phục hồi”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai cho biết thêm.

Mưa lớn gây sạt lở và sập cống khu vực giọt nước trên địa bàn xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ. Ảnh: Lê Nam

Mưa lớn gây sạt lở và sập cống khu vực giọt nước trên địa bàn xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ. Ảnh: Lê Nam

Tương tự, ngay sau khi xảy ra mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến cây trồng và hệ thống cơ sở hạ tầng, UBND huyện Chư Sê đã chỉ đạo các xã, thị trấn vận động người dân nhanh chóng múc khối lượng đất bồi lấp trong diện tích cây trồng để tiếp tục sản xuất kịp vụ mùa; nạo vét, đắp lại các tuyến kênh đất bị sạt lở để ổn định dòng chảy, không ảnh hưởng đến tái sản xuất.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ: Sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê thiệt hại, lập hồ sơ đề xuất hỗ trợ theo quy định. Đối với một số diện tích cây trồng bị thiệt hại nhẹ, các địa phương đã vận động người dân tự khắc phục, chủ động chăm sóc. Đồng thời, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của đợt mưa lớn đang diễn ra trên địa bàn để chủ động phương án ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai ủng hộ hơn 400 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sáng 21-2, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động ủng hộ phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Tổng số tiền mà tập thể cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành Kiểm sát và các tổ chức chính trị-xã hội khác đã đóng góp được 424 triệu đồng.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.