Khám phá Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 21-6, chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” giới thiệu nhiều phong tục đặc sắc Tết Đoan Ngọ truyền thống đã diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long.

Báo Quân đội nhân dân điện tử đưa tin: Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” bao gồm 2 hoạt động chính là trưng bày và thể nghiệm nghi lễ cùng với không gian check in lung linh, cổ kính. Các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê lần đầu tiên được Trung tâm trưng bày diễn giải một cách có hệ thống, sinh động và chân thực thông qua hệ thống pano, tranh vẽ, đặc biệt là phỏng dựng không gian cung đình trầm mặc cung kính, thiên tử uy nghi ngự trên ngai rồng thiết triều, đề thơ lên quạt và truyền ban thưởng quạt cho các quan.

Tái hiện nghi thức cung đình trong chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”. Ảnh: Gia Khánh/Báo Quân đội nhân dân điện tử.

Tái hiện nghi thức cung đình trong chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”. Ảnh: Gia Khánh/Báo Quân đội nhân dân điện tử.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Không gian trưng bày được tạo điểm nhấn bởi bộ sưu tập quạt mang phong cách quạt the đặc sắc của gia đình nghệ nhân Lân Tuyết. Đây là một dòng quạt quý, cao cấp thường dành cho các tầng lớp vua chúa, quan lại, qúy tộc xưa. Ngoài ra, khu trưng bày Tết Đoan Ngọ truyền thống thường niên với những phong tục độc đáo của người dân Kinh thành Thăng Long xưa như tục đeo túi thơm, buộc chỉ ngũ sắc, bôi hùng hoàng cho trẻ em, tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ, tục kết ngải hình con giáp... vẫn được duy trì thông qua việc tái hiện hình ảnh thu nhỏ của phố Hàng Quạt, Hàng Mụn, Hàng Thuốc.

Đến với chương trình, du khách được nghe những câu chuyện đầy màu sắc văn hóa về phong tục “diệt sâu bọ” của nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết. Những bí quyết nghề làm quạt đầy tính hấp dẫn, khéo léo và tinh tế của nghệ nhân Lân Tuyết. Trong chương trình khai mạc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp Hội Di sản văn hóa Thăng Long và Công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên thực hiện nghi lễ tiến phẩm, dâng hương lên các vị tiên đế. Bên cạnh đó, nghi lễ ban quạt vẫn được Trung tâm duy trì tái hiện. Đây là hai trong bốn nghi lễ Tết Đoan Ngọ quan trọng của triều đình thời Lê Trung hưng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường-Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: Trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội chú trọng công tác nghiên cứu và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là nghiên cứu những nghi lễ trong cung đình. Trung tâm đã tổ chức các chương trình trưng bày, thể nghiệm các nghi lễ truyền thống nhân các dịp lễ tết như: Tết nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu. Văn hóa phi vật thể trong cung đình chính là nhân tố làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”, nhất là thu hút khách du lịch. Đây là hướng đi đúng cần tiếp tục phát huy của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội.

Đoan Ngọ (Đoan Dương) xưa được xem là một trong những dịp lễ Tết quan trọng bậc nhất. Cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, từ chốn cung đình cho đến những miền quê đều hân hoan đón tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn công đức tổ tông.

Có thể bạn quan tâm

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Trải nghiệm lễ hội dân gian Tây Nguyên

InfographicTrải nghiệm lễ hội dân gian Tây Nguyên

(GLO)- Phục dựng lễ mừng lúa mới giúp du khách đến với Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya có cơ hội trải nghiệm một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của cư dân nông nghiệp Trường Sơn-Tây Nguyên.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947

Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947 xã Kông Bờ La, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.