Khoảnh khắc, yêu thương và tự hào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công việc của người cầm máy ảnh được ví như kẻ bắt “thời gian ngừng lại”. Đâu đó trong tiếng bấm máy tách tách, điều đọng lại không chỉ là bức ảnh đẹp, một nụ cười đôn hậu, hay miền quê thanh bình mà còn chứa đựng cả một niềm tự hào hai tiếng Việt Nam yêu thương và nghĩa tình.
Nụ cười trẻ thơ vô tư, trong sáng trong bộ ảnh Cười - Smile của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong

Nụ cười trẻ thơ vô tư, trong sáng trong bộ ảnh Cười - Smile của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong

Những nụ cười ở lại

Ấn tượng với nụ cười của cụ bà trong tập sách ảnh Cười - Smile của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, chị Đặng Nguyễn Tuyết Trâm (36 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ: “Mỗi nụ cười đều có một vẻ đẹp riêng, nhưng tôi thích ngắm nhìn nụ cười của các ông - bà cụ. Trên khuôn mặt hằn nếp thời gian, một nụ cười mang lại cho người xem cảm giác hiền hòa, sâu sắc những cảm xúc buồn - vui - hạnh phúc đã đi qua trong đời, một nụ cười rất viên mãn”.

Sách ảnh Cười - Smile với 108 bức ảnh nụ cười Việt Nam, được nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong thực hiện trong hơn 10 năm, ghi lại những nụ cười trên khắp mọi miền đất nước. Anh chia sẻ: “Mọi thứ đến với tôi như một nhân duyên, Cười - Smile là một trong những dự án mà tôi thích và đầu tư thời gian lâu dài. Nụ cười từ trẻ nhỏ đến người già, mọi tầng lớp nhân dân, vô tư, lạc quan, chân chất, bình dị, gần gũi. Đây cũng là nét đặc trưng, rất riêng của con người Việt Nam. Chính từ đó đã mang đến cho tôi nhiều cảm hứng, cảm xúc để theo đuổi thực hiện dự án ảnh này”.

Mỗi hình ảnh trong tập sách ảnh như một câu chuyện với nhiều yêu thương từ người trong cuộc, qua lăng kính rung cảm của nhiếp ảnh gia. Nụ cười hạnh phúc của cặp đôi chú rể Hồng Lợi (vận động viên khuyết tật) và cô dâu Tường Nghĩa (nhà thiết kế). Nụ cười tràn đầy năng lượng của bạn trẻ trong màu áo mùa hè xanh. Nụ cười vất vả của người lao động, hay đám trẻ con vui cười, nô đùa vô tư…

“Thực hiện những bộ ảnh dung dị về cuộc sống quanh mình, tôi chẳng gặp chút khó khăn nào, có chăng đó là việc phải tìm cách thể hiện sao cho mới lạ, không lặp lại chính mình từ bộ ảnh. Tôi cũng không áp dụng kỹ thuật, hậu kỳ gì đặc biệt, vì bản thân những bức ảnh đó đều tự nhiên, mang một nét đẹp mộc mạc nhưng cũng rất riêng mà kỹ thuật nhiếp ảnh không thể thay thế được”, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong chia sẻ.

Tự hào Việt Nam

Nhiếp ảnh cũng như nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác - kết nối với cuộc sống thông qua tác phẩm. Sách ảnh Hành trình cùng Lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Xu-đăng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á với hơn 300 bức ảnh, ghi lại hành trình nhiếp ảnh gia đồng hành cùng các chiến sĩ. Mỗi bức ảnh không chỉ là câu chuyện của chiến sĩ mũ nồi xanh làm nhiệm vụ quốc tế tại Nam Xu-đăng, ở đó còn có niềm tự hào hai tiếng Việt Nam nghĩa tình trong mắt bạn bè năm châu.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chia sẻ: Đến Nam Xu-đăng là một cơ hội quý giá và hiếm hoi trong đời, ngày nhận được quyết định từ Bộ Quốc phòng được phép đi theo đoàn, tôi xúc động đến bật khóc. Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình, hoạt động hết khả năng để có càng nhiều hình ảnh tư liệu càng tốt, phần nào góp sức khắc họa hình ảnh về con người Việt Nam đang thông qua tổ chức Liên hiệp quốc chung tay giúp đỡ bạn bè quốc tế. Những ngày ở Nam Xu-đăng, mỗi lần gặp đoàn Việt Nam, người dân ở đây luôn nở nụ cười và nói với chúng tôi: “Việt Nam good, Việt Nam number one”.

Những hình ảnh được nhiếp ảnh gia Nguyễn Á ghi lại trong sách ảnh như kể một câu chuyện về chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam với nhiệm vụ quốc tế vừa chuyên nghiệp nhưng cũng đong đầy yêu thương và tự hào. Tại bệnh viện dã chiến của Việt Nam đóng tại Bentiu, lực lượng y tế bận rộn liên tục từ sáng đến chiều. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, trau dồi chuyên môn, ngoại ngữ, phút nghỉ ngơi trong ngày, họ còn chăm sóc vườn cây xanh để phần ăn thêm phong phú và sắp xếp rèn luyện thể dục thể thao ngoài giờ làm việc.

Không chỉ có nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn, tinh thần Việt Nam còn lan tỏa yêu thương, sẻ chia qua nhiều phần việc như hỗ trợ người dân địa phương bảo trì nguồn nước sạch, kiểm tra sửa chữa máy phát điện, trồng rau xanh cải thiện bữa ăn trong thời tiết khô hạn, trao quà các em nhỏ, dạy các em học hay giao lưu văn hóa với người dân địa phương…

Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có ngôn ngữ khác nhau, với nhiếp ảnh, đó là câu chuyện được kể bằng những khoảnh khắc mà người cầm máy buộc thời gian ngừng lại. Có những tấm hình là khoảnh khắc ngẫu hứng, cũng có khung hình là những điều dung dị trong đời như một nụ cười, ánh mắt… và chất chứa cả một niềm tự hào hai tiếng Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.