Khám phá "lò" sản xuất hạt giống lớn nhất Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với quy mô khu nghiên cứu, lai tạo rộng 8.500 m2, chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà của Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là “lò” sản xuất hạt giống lớn nhất khu vực Tây Nguyên, cung cấp các loại hạt giống rau quả, lúa, bắp lai… cho toàn khu vực.
Nhà ươm trồng giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118 của SSC tại Lâm Hà (Ảnh: Quốc Hải)
Chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà được thành lập từ tháng 10/1993, tọa lạc tại thôn Tân Lập, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây đang ươm tạo các loại giống cây trồng đang gây “sốt” trên thị trường như giống lúa Hương Châu 6; dưa hấu không hạt rồng đỏ 118; bắp lai F1… để cung ứng theo nhu cầu của người nông dân khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ.
Những trái dưa giống thế hệ F1 đang được lai tạo (Ảnh: Quốc Hải)
Trong diện tích 8.500 m2 khu nghiên cứu lai tạo, trung tâm dành hẳn diện tích 2.800 m2 chỉ để trồng cây bố mẹ giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118.
Kỹ sư Trương Thị Hoa, cử nhân công nghệ sinh học, chịu trách nhiệm chính trong việc ươm tạo giống dưa hấu không hạt rồng đỏ 118, cho biết: “Ở mỗi dây dưa giống, chúng tôi sẽ chọn ra một trái mới ra ở dạng nụ, cách mặt đất từ 15-20 cm, lấy mũ nhựa chụp kín lại để tránh trái này được thụ phấn không thuần. Sáng hôm sau, sẽ lấy hoa từ cây giống dưa đực để mang đến thụ phấn cho trái mới, sau đó bọc lại bằng túi giấy để trái phát triển. Những trái không làm đúng quy trình, bị thụ phấn trước (tự đậu) thì sẽ bị ngắt bỏ để đảm bảo giống dưa hấu được thuần”.
Lấy hoa nở từ cây dưa hấu đực... (Ảnh: Quốc Hải)
Chụp mũ nhựa cho trái trước khi tiến hành thụ phấn để tránh lai tạp (Ảnh: Quốc Hải)
 Trái dưa ở dạng nụ được chụp kín trước khi thụ phấn (Ảnh: Quốc Hải)
Cũng theo chị Hoa: “Mỗi cây mẹ sau khi thụ trái thành công sẽ chỉ duy trì một trái duy nhất cho đến lúc thu hoạch. Những trái non ra sau sẽ bị ngắt bỏ để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng nuôi trái dưa giống, cho ra hạt giống chất lượng. Sau khi thụ phấn và đậu trái từ 30-35 ngày, sẽ tiến hành thu hoạch để lấy hạt giống thế hệ F1”.
Sau khi  thụ phấn đậu trái thì được bọc lại bằng gói giấy (Ảnh: Quốc Hải)
Công nhân đang bọc trái dưa ở dạng nụ để chuẩn bị thụ phấn (Ảnh: Quốc Hải)
Những trái dưa giống bố mẹ đầu tiên... (Ảnh: Quốc Hải)
Tuy nhiên, cũng tùy theo thời tiết (trời lạnh) mà có khi quá trình gieo hạt và thu hoạch hạt giống dưa hấu có thể kéo dài lên tới 100 ngày.
Ngoài sản xuất hạt giống dưa hấu, Chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà còn sản xuất giống lúa xác nhận Hương Châu 6 đang gây “sốt” trên thị trường lúa giống; cùng các loại hạt giống rau quả, bắp lai F1…
Giống lúa Hương Châu 6 đang được sản xuất để lấy giống xác nhận... (Ảnh: Quốc Hải)
Ông Dương Nguyễn Thanh Nam, đại diện chi nhánh ươm tạo hạt giống Lâm Hà, cho biết, mỗi năm chi nhánh cung ứng ra thị trường khoảng 2.000 kg hạt giống rau, ớt… thế hệ F1; khoảng 600 - 800 tấn bắp lai F1; khoảng 500 - 800 tấn giống lúa thuần; từ 10 - 15 tấn hạt giống rau bi các loại… Các loại hạt giống này được sản xuất trong 2 vụ (tháng 6 và tháng 10) hàng năm.
“Riêng giống lúa xác nhận Hương Châu 6, đây là giống lúa mới (năng suất 7-8 tấn/ha) đang được đông đảo nông dân trồng lúa khắp cả nước ưa thích nên chi nhánh đang sản xuất đại trà giống lúa này với quy mô 30ha để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bà con trong vụ đông xuân tới”, ông Nam chia sẻ.
Quốc Hải (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.