10 năm, công nhận 180 giống lúa, chỉ có 16 giống hoa, 6 giống rau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 10 năm thực hiện đề án Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, đã có hàng trăm giống lúa được công nhận, nhưng chỉ có 16 giống hoa được công nhận mới. Một con số mất cân đối nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, từ năm 2010 đến nay, ngành chức năng đã công nhận được 685 giống cây trồng (248 giống được công nhận chính thức, 437 giống sản xuất thử).
Trong đó, chỉ tính riêng giống lúa đã công nhận chính thức 180 giống, trong đó có 57 giống lúa lai và 123 giống lúa thuần. Một số giống được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất. Giống ngô công nhận chính thức 40 giống ngô lai và 56 giống sản xuất thử. Hiện nay, các giống ngô do Việt Nam lai tạo chiếm khoảng 40% thị phần ngô giống trong cả nước.
Trong khi có nhiều giống lúa, ngô được công nhận thì lại có rất ít giống rau, hoa mới ra đời. Theo đó, giống rau, trong 10 năm, mới công nhận chính thức 6 giống cà chua (HT42, HT144, HT160…); 05 giống dưa chuột (CV29, PC4…), 02 giống bí xanh (số 1, Thiên Thanh 5) và một số giống nấm (nấm Rơm V115, nấm Mộc nhĩ chủng Au1, nấm Chân dài CL1, nấm Trân châu chủng Ag1...)
Giống hoa, công nhận chính thức và sản xuất thử 16 giống hoa, gồm các chủng loại: cẩm chướng, hoa cúc, hoa hồng, hoa lily, hoa lay ơn, hoa lan Hồ điệp, hồng môn... Trong khi đó, giống cây ăn quả cũng mới công nhận 30 giống cây ăn quả chính thức.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định cũng thừa nhận, các giống rau đang thiếu một cách trầm trọng.
10 năm, cả nước chỉ công nhận được 16 giống hoa mới. Ảnh: I.T
Đối với giống lâm nghiệp, trong giai đoạn 2010 đến nay, đã công nhận chính thức 252 giống lâm nghiệp mới. Các giống cây lâm nghiệp mới được đưa vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất rừng trồng cả nước đạt bình quân khoảng 15 m3/ha/năm, tăng 50% so với năm 2010 (khoảng 10m3/ha/năm).
Trong lĩnh vực chăn nuôi, từ năm 2010 đến nay, đã công nhận được 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi mới (vịt PT- Đại Xuyên, gà Ri vàng rơm-VCN/VP, gà lai hướng trứng HA, tằm sắn TS1-T, tằm sắn TS1-H, Dòng vịt lai thương phẩm VSM6…). Đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống lợn, nhờ vậy, trọng lượng xuất chuồng tăng từ 68-72 kg lên 90-100 kg/6 tháng tuổi; tỷ lệ nạc tăng từ 35-38% đối với lợn lai F1 lên 40-42%.
Về giống thuỷ sản, đã công nhận 13 giống thủy sản mới, chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ đã góp phần đáp ứng 25% thị phần con giống chất lượng cho các vùng nuôi tôm. Giống cá tra bố mẹ chất lượng đã được đưa vào sản xuất, nâng cao tăng trưởng trên 20%...
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT), công tác nghiên cứu, chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh; một số giống mới được công nhận nhưng chưa được sử dụng rộng trong sản xuất. Trong trồng trọt chủ yếu tập trung chọn tạo giống lúa, ngô...; các loại giống rau ăn lá, điều, một số loại cây ăn quả... chưa được quan tâm đúng mức.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Đề án phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 ngày 24/6, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành sản xuất giống đã góp phần quan trọng tạo động lực cho ngành nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng, thúc đẩy xuất khẩu đồng thời hình thành hệ sinh thái canh tác hiện đại. “Tuy nhiên, đang có sự mất cân đối khá lớn giữa khu vực các viện, trường và tư nhân trong chọn tạo giống. Trong khi các viện trường được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, nguồn nhân lực lớn thì các cơ sở tư nhân đang khát khao có những điều kiện đó để tạo ra nhiều giống hơn” – ông Cường nêu một thực tế.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cơ cấu giống nghiên cứu dường như không có nhiều thay đổi sau 10 năm, các đơn vị vẫn chủ yếu nghiên cứu các giống ngô, lúa, con nuôi chủ lực như lợn mà chưa có sự chuyển biến theo nhu cầu thị trường.
“Mỗi năm cho ra đời mấy trăm loại giống nhưng 80% giống rau vẫn nhập nội, giống khoai tây, giống hoa vẫn phải nhập cho thấy các đơn vị chưa nhạy bén, chưa đánh giá được phạm vi rất rộng của thị trường” – ông Cường nói.
Từ thực tế đó, Bộ trưởng Cường yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải sản xuất giống theo mệnh lệnh thị trường, không thể khư khư ôm mãi cơ cấu cũ, cần nghiên cứu, chọn tạo giống thích ứng với biến đổi khí hậu, biến nguy cơ thành thời cơ.
Anh Thơ (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.