Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

Xác định vùng trọng điểm

Tại xã Kon Pne, mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 6 năm sau, cao điểm từ tháng 2 đến tháng 6, độ ẩm không khí thấp, thảm thực bì khô kiệt là vật liệu dễ cháy và gây ra cháy rừng. Do đó, thời điểm này, công tác PCCCR được đặc biệt quan tâm.

Anh A Phui-Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng làng Kon Kring-cho biết: Làng có 94 hộ tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.300 ha rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và trên 600 ha rừng của xã. Để chủ động PCCCR, làng đã thành lập 5 tổ tự quản (10 người/tổ) chia nhau tuần tra bảo vệ rừng.

Đặc biệt, thời điểm sau Tết Nguyên đán, công tác bảo vệ rừng, PCCCR được tăng cường. Ngày thường, làng xây dựng lịch phân công tuần tra rừng 2-3 lần/tháng nhưng vào cao điểm mùa khô, các chuyến tuần tra được tăng lên 6-7 lần/tháng.

Theo Trưởng thôn Kon Kring, thời điểm này, người dân thường phát dọn, đốt rẫy chuẩn bị mùa vụ nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để bảo vệ diện tích rừng nhận khoán quản lý, tổ tuần tra bảo vệ rừng đã tích cực tuyên truyền công tác PCCCR, đồng thời tổ chức ký cam kết an toàn lửa rừng đối với tổ chức, đơn vị, gia đình sống ven rừng, gần rừng nhằm hướng dẫn người dân đốt nương làm rẫy đúng quy trình kỹ thuật để không xảy ra cháy rừng.

Cùng với đó, các thành viên tổ bảo vệ rừng thường xuyên tu sửa đường băng cản lửa ở những khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, tăng cường phát dọn thực bì để hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra.

ubnd-huyen-kbang-yeu-cau-cac-co-quan-don-vi-dia-phuong-lien-quan-va-cac-don-vi-chu-rung-day-manh-cong-tac-tuyen-truyen-pho-bien-cac-quy-dinh-ve-pcccr.jpg
Lực lượng chức năng phát dọn thực bì, làm đường ranh cản lửa. Ảnh: M.P

Ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne-cho hay: Tổng diện tích rừng xã được giao quản lý hơn 2.767 ha. Trong đó, những trọng điểm dễ xảy ra cháy nằm ở các tiểu khu: 65b, 66, 67a, 72. Đây là diện tích rừng thường xanh nghèo, có nhiều loại cây bụi, tre, nứa, lại tiếp giáp với khu sản xuất nông nghiệp của người dân nên nguy cơ cháy rừng vào mùa khô hanh rất cao.

Trong khi đó, ông Đoàn Văn Hợi-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku-thông tin: Công ty quản lý diện tích rừng tự nhiên hơn 6.609 ha, đất rừng trồng đã thành rừng là 957,26 ha, đất rừng trồng chưa thành rừng trên 684,6 ha, đất chưa có rừng và đất phi nông nghiệp là 957,4 ha. Đa số lâm phần của Công ty nằm trên địa bàn các xã: Lơ Ku, Krong, Đăk Smar, Sơ Pai, thị trấn Kbang và phân bố xen kẽ với diện tích sản xuất nông nghiệp, có nhiều loại cây le, lồ ô xen gỗ làm tăng vật liệu cháy dưới tán rừng nên nguy cơ xảy ra cháy rất cao.

“Hiện lâm phần của Công ty có hơn 89,9 ha rừng tự nhiên phục hồi tiếp giáp với khu sản xuất của người dân nên rất dễ xảy ra cháy. Ngoài ra, Công ty cũng xác định những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy để tăng cường công tác PCCCR tại các tiểu khu: 136, 137, 138, 139, 140, 146, 147 (xã Lơ Ku); tiểu khu 99, 103 (xã Krong)”-ông Hợi nhấn mạnh.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy rừng

Theo Chủ tịch UBND xã Kon Pne, để chủ động trong công tác PCCCR, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phòng-chống cháy rừng; đồng thời phân công lực lượng tổ chức tuần tra, canh gác lửa rừng nhằm phát hiện sớm nhất khi xảy ra cháy rừng.

Còn theo ông Hợi, ngoài lực lượng PCCCR của Công ty, đơn vị còn cử lực lượng tham gia phối hợp với các xã: Lơ Ku, Krong, Đăk Smar với các thành viên nòng cốt gồm Công an viên, dân quân tự vệ và các tổ chức đoàn thể trong xã; già làng, trưởng thôn và chi hội thôn, làng tham gia. Mặt khác, cán bộ, nhân viên của Công ty thường xuyên bám sát cơ sở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR, nhất là ở các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.

Động viên những người có uy tín tích cực tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân sản xuất nương rẫy đúng quy định, không để lửa cháy lan vào rừng trong quá trình đốt, dọn nương rẫy. Nhân viên bảo vệ rừng còn được phân công phụ trách tiểu khu thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng đồng thời thực hiện ký cam kết an toàn lửa rừng, cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR đối với các hộ dân sinh sống và canh tác gần rừng.

uy-ban-nhan-dan-cac-xa-thi-tran-phan-cong-luc-luong-to-chuc-tuan-tra-canh-gac-lua-rung-nham-phat-hien-som-nhat-khi-xay-ra-chay-rung.jpg
Các lực lượng chức năng phối hợp thực tập phương án chữa cháy rừng. Ảnh: M.P

Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR; kiểm soát chặt chẽ việc đốt thực bì trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

Đặc biệt, đối với diện tích nương rẫy gần rừng, liền rừng, lực lượng PCCCR các xã, thị trấn phối hợp với chủ rừng hướng dẫn, nhắc nhở và tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR và an toàn lửa rừng.

Cùng với đó, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng cần rà soát, bổ sung quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR với các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên lâm phần quản lý; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người dân xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy, không để xảy ra cháy rừng; bố trí lực lượng bảo vệ rừng trực PCCCR tại cơ quan và tuần tra canh gác lửa rừng ở những khu rừng có nguy cơ cháy cao; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các hộ nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR.

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.

Quan tâm, chăm lo Tết cho người uy tín tiêu biểu

Quan tâm chăm lo Tết cho người có uy tín tiêu biểu

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức các đoàn đến thăm, tặng quà người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực thể hiện sự quan tâm, động viên đối với “điểm tựa của mọi điểm tựa”.