Tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 4-5, UBND tỉnh Gia Lai có Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia hiện nay thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ không khí tăng cao, lượng mưa trung bình thấp; đồng thời vào vụ sản xuất, người dân đang phát dọn nương, đốt thực bì, đồng cỏ, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động các biện pháp PCCCR, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh về PCCCR.

Lực lượng chức năng của tỉnh tham gia diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Anh Huy
Lực lượng chức năng của tỉnh tham gia diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Anh Huy

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác PCCCR, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác PCCCR. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy, tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao. Đồng thời, chủ động và khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương với phương châm “bốn tại chỗ”; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Khi có cháy rừng xảy ra, Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia PCCCR đảm bảo hiệu quả, an toàn, không để cháy lan, cháy lớn; đồng thời, phải nhanh chóng di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước; tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ PCCCR cho lực lượng làm công tác PCCCR; đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng chống khói độc, công tác hậu cần, lương thực, thực phẩm, nước uống, vật tư y tế phục vụ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng.

Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất. Chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia PCCCR; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý…

Các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê tuần tra để quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Ảnh: Lê Nam
Các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê tuần tra để quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Ảnh: Lê Nam

Tại Công điện, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, kịp thời cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về PCCCR; duy trì, dự báo, cảnh báo, nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh liên lạc chỉ đạo, điều hành; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra.

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường lực lượng kiểm lâm đến các địa bàn trọng điểm về cháy rừng để tham mưu cấp chính quyền cơ sở thực hiện công tác PCCCR. Trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa trong, gần rừng và đốt, xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương làm rẫy không đúng quy định; thường xuyên cung cấp số liệu cấp dự báo cháy rừng cho Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai để thông báo 2-3 lần/tuần trong suốt mùa khô 2023 - 2024.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị rà soát, chủ động các phương án hỗ trợ cao nhất có thể cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy rừng. Công an tỉnh chỉ đạo Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung phân công tại công điện để chủ trì, phối hợp thực hiện hiệu quả công tác PCCCR.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chủ rừng chủ động, khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng với phương châm “bốn tại chỗ”; bổ sung chỉnh lý kịp thời phương án PCCCR khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng; tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về PCCC. Tích cực tuần tra, kiểm tra rừng nhằm phát hiện, ngăn chặn cháy rừng xảy ra trên diện tích được giao quản lý; duy trì nghiêm chế độ trực phòng cháy 24/24 giờ theo quy định trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao tại các chốt, trạm bảo vệ rừng, các khu rừng trọng điểm cháy; thường xuyên theo dõi hệ thống phát hiện sớm cháy rừng “Hotspot GLA”, “Gia Lai FFW” để kiểm tra, xác minh các điểm báo cháy, phát hiện sớm điểm cháy rừng, dập tắt ngay khi có cháy rừng xảy ra, cử lực lượng canh gác tại chỗ để xử lý khi có cháy lại; không để tình trạng rừng bị cháy nhưng không kịp thời phát hiện, báo cáo theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng tiếp tục tuyên truyền tới các đoàn viên, hội viên và người dân để nâng cao trách nhiệm, sẵn sàng tham gia ứng phó chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.