Indonesia đóng cửa sân bay quốc tế vì núi lửa phun trào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 28/3, nhà chức trách Indonesia buộc phải đóng cửa sân bay quốc tế Minangkabau (BIM) ở huyện Padang Pariaman ở tỉnh Tây Sumatra do tro bụi từ núi lửa phun trào.
Núi lửa Marapi thường xuyên phun trào. Ảnh: Reuters

Núi lửa Marapi thường xuyên phun trào. Ảnh: Reuters

Ông Megi Helmiadi, người đứng đầu Cơ quan quản lý sân bay Minangkabau, cho biết tro bụi từ núi lửa Marapi trên đảo Sumatra đã bay tới khu vực sân bay, lan rộng có thể xâm nhập vào cabin và động cơ máy bay, cản trở hệ thống giám sát tốc độ bay và các hệ thống điện tử, định vị, làm đường băng trơn trượt gây nguy hiểm cho quá trình cất cánh hoặc hạ cánh. Do vậy để đảm bảo an toàn cho hành khách, sân bay Minangkabau phải tạm ngưng hoạt động, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ.

Núi lửa Marapi cách sân bay Minangkabau khoảng 113 km về phía Bắc phun trào trở lại vào ngày 27/3, tạo ra cột tro bụi cao 1.500 mét. Marapi tiếp tục phun trào trong ngày 28/3 và được cảnh báo cao độ. Nhà chức trách Indonesia yêu cầu người dân và khách du lịch không đi lại trong phạm vi bán kính 4,5 km tính từ miệng núi lửa. Cư dân được khuyến cáo cảnh giác với dung nham núi lửa chảy xuống thung lũng, suối và sông; bảo vệ nguồn nước sạch và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh các vấn đề về đường hô hấp.

Nằm ở độ cao 2.891 mét so với mực nước biển, Marapi là núi lửa có cường độ phun trào nhiều nhất ở Indonesia. Lần phun trào năm 2010 nó đã khiến hơn 300 người chết và hơn 280.000 người phải sơ tán. Đợt phun trào mạnh nhất của Merapi được ghi nhận năm 1930, khiến khoảng 1.300 người chết. Từ đầu năm đến nay, núi lửa Marapi 66 lần phun trào lớn nhỏ. Trước đó, vào đầu tháng 12/2023, đợt phun trào của Marapi khiến 23 người leo núi thiệt mạng.

Indonesia hiện có gần 130 núi lửa đang hoạt động. Quốc gia này thường xuyên trải qua các trận động đất và phun trào núi lửa do nằm trên "Vành đai lửa", vòng cung hoạt động địa chấn dữ dội, nơi các mảng kiến tạo va chạm kéo dài từ Nhật Bản qua Đông Nam Á và lưu vực Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Gia Lai: Hoàn thành 17/22 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131 của Chính phủ

Gia Lai: Hoàn thành 17/22 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131 của Chính phủ

(GLO)- Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, trong quý I-2025, tỉnh đã hoàn thành 17/22 nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 6-10-2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.