Ia Grai: Tái nghèo theo chuẩn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khi áp dụng chuẩn mới giai đoạn 2022-2025, số hộ nghèo của huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tăng lên 2.906 hộ. Trước tình hình đó, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.
Cuối năm 2021, qua rà soát, thị trấn Ia Kha còn 111 hộ nghèo. Tính theo tiêu chí giai đoạn 2022-2025, số hộ nghèo tăng lên 298 hộ. Lý giải vấn đề này, bà Ngô Thị Hòa-công chức Văn hóa-Xã hội thị trấn-cho biết: “Theo chuẩn nghèo đa chiều cũ (từ năm 2021 trở về trước), hộ thoát nghèo ở khu vực nông thôn thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/người/tháng, còn hộ ở thành thị trên 1,3 triệu đồng/người/tháng. Còn theo chuẩn nghèo đa chiều mới, ngoài các tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, các hộ ở nông thôn phải có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/người/tháng, ở thành thị trên 2 triệu đồng/người/tháng. Vì vậy, nhiều hộ mới thoát nghèo năm 2021 lại rơi vào diện nghèo năm 2022”.
Gia đình anh Nguyễn Đình Vân (tổ 3, thị trấn Ia Kha) là một ví dụ. Là hộ nghèo vì cả hai vợ chồng không có công việc ổn định, lại nuôi 3 con nhỏ, bố tuổi cao thường xuyên ốm đau. Hàng ngày, vợ anh Vân ở nhà chăm con và bố, còn anh đi làm thợ xây nhưng thu nhập chẳng kham nổi cuộc sống gia đình. Lần hồi cố gắng, cuối năm 2021, gia đình anh Vân mới thoát nghèo. Thế nhưng căn cứ chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, gia đình anh lại tái nghèo. “Vợ chồng mình không có nghề nghiệp ổn định, không có đất sản xuất, chủ yếu làm thuê để nuôi con cái ăn học. Công việc bấp bênh, thu nhập chẳng đáng là bao nên chưa thể thoát nghèo”-anh Vân nói.
Cán bộ thị trấn Ia Kha tuyên truyền gia đình anh Nguyễn Đình Vân (tổ dân phố 3) về mô hình phát triển kinh tế. Ảnh: Hà Tây
Cán bộ thị trấn Ia Kha tuyên truyền gia đình anh Nguyễn Đình Vân (tổ 3) về mô hình phát triển kinh tế. Ảnh: Hà Tây
Ia O cũng là xã có số hộ tái nghèo nhiều nhất huyện. Chủ tịch UBND xã Siu Nghiệp thông tin: Đầu năm 2021, toàn xã còn 75 hộ nghèo, nhưng theo giai đoạn mới thì số hộ nghèo tăng lên 322 hộ. Đa số hộ nghèo đều là người dân tộc thiểu số đông con, thiếu sức lao động, trình độ tiếp cận khoa học áp dụng vào sản xuất, sinh hoạt hạn chế; thiếu đất sản xuất... Do đó, xã phấn đấu giảm 60 hộ theo kế hoạch đã đề ra.
Kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 là nhiệm vụ rất nặng nề. Do vậy, ngay từ đầu năm 2022, các ngành và địa phương trong huyện triển khai nhiều giải pháp để giúp các hộ thoát nghèo bền vững. Ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Huyện phấn đấu đến cuối năm giảm 470 hộ nghèo. Để đạt kế hoạch đề ra, huyện tập trung hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ phát triển sản xuất; đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý…
Bên cạnh đó, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư cơ sở vật chất thông tin truyền thông và cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tăng cường chỉ đạo và tổ chức các đợt điều tra, rà soát hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực. Tích cực phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội trong vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Phát động và vận động người dân hưởng ứng rộng rãi phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phân công giúp đỡ đoàn viên, hội viên vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.