Ia Grai hướng đến mục tiêu huyện nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu đến năm 2025 có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 90% làng ở xã biên giới đạt chuẩn NTM. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình, kế hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM chưa đạt ở các xã còn lại.

Nỗ lực hoàn thành từng tiêu chí

Với mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM vào cuối năm 2020, UBND xã Ia Tô đang gấp rút hoàn thành các tiêu chí thành phần để tổ chức đánh giá, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn NTM. Ông Trịnh Viết Hùng-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Xã sắp sửa hoàn thành 19 tiêu chí, chỉ còn lại một số chỉ số thành phần của tiêu chí giao thông; cơ sở vật chất văn hóa; nhà ở dân cư đang triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Trong đó, 400 m đường đất lầy lội từ thôn 4 đi làng Krung đã tổ chức đấu thầu, chọn đơn vị thi công, dự kiến khởi công xây dựng trong tuần tới. Nhà văn hóa thôn 10 với kinh phí hơn 500 triệu đồng cũng đã hoàn tất thủ tục, chuẩn bị khởi công xây dựng. Riêng đối với tiêu chí thành phần nhà ở dân cư, xã đã tập trung các nguồn lực xóa được 27 nhà ở tạm bợ, dột nát; hiện còn 8 nhà tạm cũng đang gấp rút thực hiện để hoàn thành tiêu chí này.

“Chúng tôi tập trung các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, chính sách đồng thời chỉ đạo các thôn, làng tích cực tuyên truyền, vận động người dân góp công, góp sức, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí thành phần còn lại”-ông Hùng nói.

 Xã Ia Tô (huyện Ia Grai) chuẩn bị thi công tuyến đường dài 400 m từ thôn 4 đến làng Krung để hoàn thành tiêu chí giao thông. Ảnh: Minh Nguyễn
Xã Ia Tô (huyện Ia Grai) chuẩn bị thi công tuyến đường dài 400 m từ thôn 4 đến làng Krung để hoàn thành tiêu chí giao thông. Ảnh: Minh Nguyễn


Tương tự, đến thời điểm này, xã Ia O đã hoàn thành 16 tiêu chí xây dựng NTM, một số thành phần của tiêu chí thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm, nhà ở dân cư cũng đang dần hoàn thiện. Ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Ia O-thông tin: Bên cạnh việc vận động các doanh nghiệp hỗ trợ, lồng ghép các nguồn lực để xóa 12 nhà ở tạm bợ còn lại, chính quyền xã cũng đang tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh lập hồ sơ công tác bảo vệ môi trường theo quy định; triển khai ký cam kết an toàn thực phẩm với các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, kết hợp các nguồn vốn để hỗ trợ vận động các gia đình khu vực nông thôn sử dụng nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh, xử lý rác thải đúng quy định… nhằm hoàn thành tiêu chí môi trường.

Chủ tịch UBND xã Ia O thông tin thêm: Đối với tiêu chí thu nhập, hướng đến mục tiêu thu nhập ở mức 41 triệu đồng/người/năm, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay đầu tư phát triển sản xuất hiệu quả, xây dựng các mô hình mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và điều kiện đất đai, khí hậu để tăng thu nhập. Chuyển đổi diện tích điều kém hiệu quả sang cây trồng phù hợp khác; đưa giống mì có năng suất cao vào sản xuất đẩy mạnh tái canh cà phê, trồng xen bắp, đậu hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững để cải tạo đất; phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo thịt, vườn-ao-chuồng…

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Theo ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, huyện đã có 4/12 xã đạt chuẩn NTM là Ia Bă, Ia Yok, Ia Hrung, Ia Dêr, dự kiến cuối năm 2020 sẽ có thêm xã Ia Sao, Ia Tô. Các xã còn lại đang phấn đấu để hoàn thành xã NTM từ nay đến năm 2025 như: Ia O (đạt 16 tiêu chí), Ia Chía (13 tiêu chí); Ia Krai, Ia Grăng (12 tiêu chí); Ia Pếch, Ia Khai (11 tiêu chí).

“Chương trình xây dựng NTM của huyện thu được những kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên (dự kiến năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và bền vững qua từng năm (năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo là 5%, đến năm 2020 giảm còn 3,14%); hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, các thiết chế văn hóa được đầu tư bổ sung, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Đại bộ phận người dân đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò của mình nên tự nguyện đóng góp hơn 14,7 tỷ đồng xây dựng NTM. Nhiều hộ còn góp công lao động, hiến đất làm đường giao thông nông thôn; chỉnh trang nhà văn hóa thôn, làng; xây dựng đường điện, đường làng ngõ xóm…”-ông Thắm thông tin.

Để hoàn thành mục tiêu huyện cơ bản đạt chuẩn NTM năm 2025, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục tham mưu giúp UBND huyện củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư. Đặc biệt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác, liên kết với các hợp tác xã và nông dân trong sản xuất, phát triển các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tập trung phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tuyên truyền chủ trương, cơ chế chính sách, cách làm hay và mô hình tốt trong và ngoài địa bàn để người dân hiểu, ủng hộ, tham gia thực hiện. Hội, đoàn thể các cấp thì xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên bằng nhiều hình thức, tạo sức lan tỏa và trở thành công việc thường ngày tại các cộng đồng dân cư, cùng hướng đến mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.

 MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null