Ia Grai: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Theo đó, hàng năm, Trung tâm đã cử cán bộ, giáo viên tham gia lớp tập huấn cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức; cử giáo viên tham gia bồi dưỡng chuẩn chức danh giáo viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III.

Giáo viên đứng lớp dạy theo phương pháp tích hợp, lý thuyết song song với thực hành. Ảnh: Mai Ka

Giáo viên đứng lớp dạy theo phương pháp tích hợp, lý thuyết song song với thực hành. Ảnh: Mai Ka

Cùng với đó, Trung tâm đã xây dựng, biên soạn và ban hành 8 bộ chương trình, giáo trình đào tạo nghề gồm: trồng cà phê, điều, hồ tiêu, lúa năng suất cao; xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng động cơ diesel, điện nội thất; nuôi và phòng bệnh cho heo.

Ngoài ra, Trung tâm còn khuyến khích cán bộ, giáo viên sử dụng các phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và tuyển sinh như: sử dụng các ứng dụng, trang thông tin điện tử, mạng xã hội… Giáo viên đứng lớp dạy theo phương pháp tích hợp, lý thuyết song song với thực hành. Ưu tiên nội dung thực hành tới 80% bởi các học viên là lao động nông thôn cần có cọ xát thực tiễn.

Hàng năm, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ia Grai tiến hành rà soát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tại các xã, thị trấn và nhu cầu đào tạo của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, Trung tâm chủ động chuẩn bị các điều kiện đào tạo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình. Đồng thời, đơn vị cũng định kỳ cập nhật kiến thức mới để hoàn chỉnh bộ chương trình, giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu người học.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

(GLO)- Tuổi thơ của 2 chị em Rơ Lan Điệp (SN 2012) và Rơ Lan Na Uy (SN 2014, trú tại làng Yon Tôk, xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) gắn liền với bệnh viện, thuốc men và những cơn đau triền miên.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.