Huyện Ia Pa nỗ lực tăng độ che phủ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để đẩy nhanh diện tích có rừng và tăng độ che phủ rừng theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngày 26-10-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã thống nhất cao trong việc ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về “công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Ia Pa, giai đoạn 2016-2020”. Cụ thể hóa Nghị quyết đó, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương hữu quan trên địa bàn huyện Ia Pa đã và đang đặc biệt quan tâm đến biện pháp tuyên truyền vận động nhân dân hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của xúc tiến tái sinh rừng.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa kiểm tra đo đạc đất bị dân lấn chiếm làm đất nông nghiệp, chuẩn bị trồng rừng. Ảnh: Mai Linh
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa kiểm tra đo đạc đất bị dân lấn chiếm làm đất nông nghiệp, chuẩn bị trồng rừng. Ảnh: Mai Linh

Ia Pa hiện có diện tích rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp chiếm hơn 63.650 ha, trong đó diện tích đất có rừng gần 49.000 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng trên 14.660 ha; độ che phủ rừng đang ở ngưỡng 56%, trong khi đó, Nghị quyết 03 đề ra mục tiêu đến cuối năm 2020, huyện Ia Pa đạt độ che phủ rừng 59%, tức sẽ tăng thêm 3%, tương ứng với trên 2.500 ha diện tích rừng tái sinh, bình quân từ năm 2017 đến năm 2020, mỗi năm địa phương phải trồng khoảng 560 ha.

Ông Hà Quang Tuyến- Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa cho biết: “Để Nghị quyết 03-NQ/HU đi vào cuộc sống, về phía đơn vị chủ quản là Hạt Kiểm lâm huyện và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã có tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, khôi phục diện tích rừng từ nay đến năm 2020, riêng năm 2017 sẽ trồng 56.000 cây trồng phân tán, hơn 30 ha rừng tập trung”.

Theo số liệu kiểm kê của ngành chức năng, toàn huyện có khoảng trên 10.000 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm làm đất nông nghiệp, trong đó phần lớn ở các xã Pờ Tó, Ia Kdăm, Chư Mố,… Đây những địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cao, cuộc sống của họ dựa vào canh tác nông nghiệp, mà cụ thể là diện tích đất rừng dùng để trồng mì, trồng lúa một vụ, năng suất, sản lượng không cao nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, Pờ Tó-719 hộ nghèo, chiếm 45,28%; Ia Kdăm-415 hộ nghèo, chiếm 48,13% dân số toàn xã.

Bà Rmah H’PLoanh-Chủ tịch UBND xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa cho biết: “Diện tích đất lâm nghiệp xã đang quản lý hơn 387 ha, triển khai Nghị quyết 03, từ cuối năm 2016 đến nay, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể của xã đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động, giúp người dân hiểu và thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 03 của Huyện ủy, dự kiến xã triển khai trồng là 50 ha, còn giao khoán bảo vệ rừng là 150 ha”.

Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế của nhiều hộ dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số phụ thuộc 100% vào diện tích đất rừng để mưu sinh, nhưng khi được các cơ quan chức năng tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích lâu dài khi tái sinh rừng thì người dân tại các thôn làng phần nào đã nêu cao tinh thần chấp hành.

Ông Đinh Chắc-Trưởng thôn Đrơn, xã Pờ Tó tâm sự: “Bà con dân làng hiểu nhà nước không phải thu hồi đất luôn, chỉ là quy hoạch lại đất để trồng lại rừng và cho bà con trông coi sau này có lợi cho bà con, có rừng bà con sẽ phát triển kinh tế một cách bền vững, thoát được đói, giảm được nghèo”.

“Quan điểm của BTV Huyện ủy Ia Pa khi triển khai thực hiện Nghị quyết 03 về “công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Ia Pa, giai đoạn 2016-2020” là tạo điều kiện tốt nhất để người dân địa phương phát triển nghề rừng, khai thác tiềm năng đất đai, lợi thế của rừng, vươn lên làm giàu từ sản xuất lâm nghiệp, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số”-ông Nguyễn Thế Hùng-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa khẳng định:

Hy vọng, với sự quyết tâm của các cấp ngành, hơn hết những cách làm được cho là phù hợp với lòng dân, việc cụ thể hóa Nghị quyết 03 ở các địa phương trên địa bàn huyện Ia Pa sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, không những góp phần mang lại màu xanh cho những cánh rừng của huyện Ia Pa mà còn đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương.

Mai Linh

Có thể bạn quan tâm

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.