Huyện Ia Grai ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 27-2, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS Lê Hồng Phong.

Câu lạc bộ gồm 30 thành viên, 1 dẫn trình viên, Ban chủ nhiệm gồm 5 người. Đây là một mô hình của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành viên câu lạc bộ thực hành kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông về phòng-chống đuối nước ở trẻ. Ảnh: Minh Châu

Thành viên câu lạc bộ thực hành kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông về phòng-chống đuối nước ở trẻ. Ảnh: Minh Châu

Các thành viên CLB sẽ là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu có hại trong đời sống của đồng bào các dân tộc tại địa phương. Thông qua hoạt động của mô hình sẽ hỗ trợ chính quyền và các ban, ngành địa phương, nhà trường và cha mẹ thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến trẻ; trang bị kiến thức, kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ mình và thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ tại địa phương.

Sau lễ ra mắt, các thành viên trong câu lạc bộ được tập huấn các chuyên đề: khái quát quá trình vận hành, kỹ năng tổ chức hoạt động của câu lạc bộ. Với đề bài “Phòng-chống đuối nước ở trẻ em ”, các thành viên CLB đã thực hành kỹ năng thực hiện sáng kiến truyền thông như viết câu chuyện điển hình, chụp ảnh, quay và dựng clip ngắn, qua đó phát huy tính sáng tạo trong các hoạt động tập thể.

Mô hình là diễn đàn để học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin hơn trong giao tiếp, bản lĩnh để thay đổi, đồng thời giao lưu, chia sẻ, nâng cao nhận thức, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.