Hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn Gia Lai-TP HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai và Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ ký kết bản thỏa thuận hợp tác về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh Gia Lai, lãnh đạo 2 Sở Nông nghiệp và PTNT cùng một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông lâm nghiệp của 2 địa phương.
 

Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: N.D
Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: N.D

Tại Lễ ký kết Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai đã thông tin những thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Trong đó, đang triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng  và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Tập trung sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến tiêu thụ theo chuỗi; áp dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ cao  vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Đặc biệt, một số ngành được tỉnh ưu tiên như sản xuất, chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan; chế biến hồ tiêu hạt, bột…

Hiện tại  tiềm năng đầu tư nông nghiệp tại Gia Lai còn rất lớn nhất là công nghệ giống, tưới nước tiết kiệm, chế biến, quản lý chất lượng trong sản xuất ngoài đồng. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động hiệu quả như Hoàng Anh Gia Lai, Nafood, Vĩnh Hiệp, Hương đất An Phú, Quế Lâm, Tập đoàn Lộc trời… Dù vậy, ngành nông nghiệp Gia Lai còn gặp nhiều khó khăn như sản xuất nhỏ, lẻ thiếu ổn định dễ bị thiên tai dịch bệnh và biến động thị trường, liên kết, tiêu thụ mới chỉ ở mô hình, nông sản xuất thô…

Tại đây, đại diện 2 sở cùng các doanh nghiệp của 2 địa phương đã trao đổi nhiều vấn đề về sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản như rau, củ, quả, cây ăn trái của Gia Lai trong thời gian tới. Đồng  thời  ký bản thỏa thuận hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2017-2020 với một số nội dung như tăng cường giao lưu trao đổi, các doanh nghiệp thuộc 2 địa phương hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất tiêu thụ nông sản sẵn có. Thúc dẩy ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hợp tác đào tạo phát triển nông nghiệp, nông thôn phát triển ứng dụng công nghệ cao. Hợp tác trong đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản. Đặc biệt phối hợp trao đổi kinh nghiệm để giúp tỉnh Gia Lai xây dựng thành công một huyện đạt chuẩn nông thôn mới…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null