Hội Xuân ở xã Tơ Tung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

img-2864.jpg
Các đồng chí lãnh đạo huyện Kbang dự hội xuân tại xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Dự hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc xã Tơ Tung có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tơ Tung.

Nhiều hoạt động sôi nổi

Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc xã Tơ Tung diễn ra tại sân nhà rông làng kháng chiến Stơr (phục dựng). Mở đầu hội Xuân là các tiết mục hát then, độc tấu nhạc cụ dân tộc, múa sạp do hội phụ nữ, người dân của thôn, làng biểu diễn.

img-2894.jpg
Hội viên, phụ nữ làng Trường Sơn (xã Tơ Tung) biểu diễn múa sạp đặc trưng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Ảnh: Ngọc Minh

Đại diện đội múa sạp của làng Trường Sơn, chị Lô Thị Hòa (dân tộc Nùng) giới thiệu: Múa sạp hay còn gọi là nhảy sạp là điệu múa, điệu nhảy trên những thanh tre. Múa sạp không chỉ mang đậm bản sắc đời sống sinh hoạt người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, mà còn thể hiện được cốt cách, tâm hồn, tình cảm của những người con nơi đây và gắn kết cộng đồng các dân tộc khác nhau.

“Đội múa sạp có 10 người đập sạp và 10 người múa sạp. Chúng tôi đã luyện tập liên tục 1 tuần để mọi người phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển giữa người đập, người múa khớp với nhạc. Chúng tôi rất vui, tự hào góp tiết mục cho ngày hội thêm rộn ràng, đa sắc màu văn hóa”-chị Hòa chia sẻ.

Tham gia trình diễn cồng chiêng cùng đội chiêng làng Đăk Pơ Kao, em Đinh Thiên (SN 2016) háo hức nói: “Em vào đội chiêng của làng gần 1 năm. Được các ông, các chú dìu dắt, chỉ bảo, em và nhiều anh chị biết diễn tấu cồng chiêng, múa xoang. Đây là lần đầu tiên em được biểu diễn cồng chiêng tại sự kiện lớn như thế này. Em sẽ cố gắng học tập, luyện rèn để đánh chiêng thật đúng, thật hay hơn".

img-3041.jpg
Màn trình diễn cồng chiêng-múa xoang của làng Stơr. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Đinh Plơlh-đội trưởng đội cồng chiêng làng Đăk Pơ Kao cho hay: Đội chiêng có 35 thành viên chủ yếu thanh-thiếu niên. Tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV, đội trình diễn bài chiêng ăn mừng lúa mới. Để tiết mục hấp dẫn, giúp mọi người hiểu hơn về lễ ăn mừng lúa mới, các thành viên đã nghiêm túc luyện tập, chuẩn bị trang phục, các phụ kiện, đạo cụ đi kèm.

“Trong không khí rộn ràng hội Xuân, các cháu trình diễn cồng chiêng, tôi và người uy tín tái hiện lễ cúng ăn mừng lúa mới. Chị em tái hiện việc giã gạo, sàng sảy, lấy nước nấu cơm. Cuối cùng, các chị chia những hạt cơm dẻo thơm mùi lúa mới cho các thành viên, bà con, du khách thưởng thức. Mong cầu một năm mới ấm no, đủ đầy”-ông Plơlh kể.

img-2903.jpg
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tơ Tung Đinh Bư gióng hồi trống khai hội xuân đầu năm 2025. Ảnh: Ngọc Minh

Sau hồi trống khai hội do Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tơ Tung Đinh Bư gióng lên, các hoạt động của chương trình hội Xuân lần lượt diễn ra. Ngoài liên hoan văn hóa cồng chiêng, tại hội Xuân, già làng, người uy tín làng Stơr đã phục dựng lễ cúng đầu năm của người Bahnar. Dưới mái nhà rông vững chãi, khoảng sân rộng diễn ra các trò chơi dân gian như tung còn, đi cầu kiều, quay người đá bóng, nhảy kẹp bong bóng tiếp sức; giao lưu bóng chuyền nam, tham quan Nhà lưu niệm Anh hùng Núp.

Người dân nô nức trẩy hội Xuân

Có mặt khá sớm tại nhà rông làng kháng chiến Stơr (phục dựng), bà Nguyễn Thị Hạnh (tổ 7, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cùng vài người bạn hòa mình vào không khí rộn ràng ngày hội đầu năm; xem các tiết mục văn nghệ, trình diễn cồng chiêng…

Bà Hạnh nhận xét: “Các tiết mục văn nghệ dàn dựng bài bản, khái quát bản sắc văn hóa các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn. Tôi khá ấn tượng với nghi lễ cúng đầu năm của bà con người Bahnar và những màn trình diễn cồng chiêng, múa xoang hấp dẫn, sôi động bởi các “nghệ nhân nhí”. Các em đánh chiêng chuyên nghiệp không thua gì các nghệ nhân, người lớn; âm thanh vang vọng, khỏe khoắn cùng nhịp bước linh hoạt đã mang đến hội Xuân thanh âm thú vị, đậm đà bản sắc núi rừng Tây Nguyên”.

img-2876.jpg
Bà Đinh Thị Hdé (thứ 2 bên trái ở làng Toòng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) đến dự và trông cháu để các con yên tâm tham gia các hoạt động hội Xuân. Ảnh: Ngọc Minh

Tìm chỗ đứng thích hợp để theo dõi các tiết mục, hoạt động của hội Xuân, bà Đinh Thị Hdé (làng Toòng) bộc bạch: “Tôi đến xem hội, đồng thời trông cháu giúp con gái, con rể yên tâm tham gia trình diễn cồng chiêng và múa xoang. Năm nay, hội Xuân nhộn nhịp, đông vui, nhiều tiết mục, hoạt động ý nghĩa hơn năm trước. Tôi mong chính quyền địa phương duy trì hoạt động hội Xuân đầu năm để bà con thôn, làng có điểm vui chơi, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như thắt chặt tình đoàn kết giữa người dân các thôn, làng”.

img-3169.jpg
Người dân, thanh-thiếu niên xã Tơ Tung háo hức tham gia trò chơi dân gian đi cầu kiều. Ảnh: Ngọc Minh

Nói về mục đích của hội Xuân, ông Hồ Xuân Dương-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tơ Tung cho biết: Tơ Tung có 10 thôn, làng với 14 dân tộc anh em như Bahnar, Kinh, Jrai, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông... Hàng năm, xã tổ chức hội Xuân nhằm tiếp tục duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn xã; tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân những ngày đầu năm mới.

Hội Xuân là dịp để các thế hệ nghệ nhân không chuyên ở xã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường tình đoàn kết gắn bó cộng đồng; nâng cao lòng tự hào và ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng, xoang nói riêng, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

“Đồng thời giới thiệu, quảng bá giá trị di sản của các dân tộc, hình ảnh thiên nhiên, con người ở địa phương đến với bạn bè trong và ngoài huyện, góp phần phát triển du lịch, kinh tế-xã hội tại địa phương cũng như của huyện Kbang”-ông Dương thông tin.

Hội Xuân ở xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai)

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.