Hồi sinh quan hệ an ninh xuyên Đại Tây Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc tập trận mang tên Austere Challenge 2021 (Thử thách khắc nghiệt 2021) của hơn 900 nhân viên quân sự, dân sự Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã diễn ra. Quy mô cuộc tập trận không lớn nhưng thu hút được sự quan tâm của dư luận trong bối cảnh Mỹ và NATO đang nỗ lực hồi sinh quan hệ an ninh xuyên Đại Tây Dương.

Các sĩ quan Mỹ và NATO thảo luận
Các sĩ quan Mỹ và NATO thảo luận



Đảm bảo an ninh, ổn định khu vực

Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu (eucom.mil) cho biết Austere Challenge 2021 là một phần của chuỗi cuộc tập trận diễn ra từ những năm 1990 và tập trung vào việc huấn luyện khả năng phối hợp tác chiến, chỉ huy và kiểm soát. Thiếu tướng Lục quân Mỹ John C. Boyd cho hay cuộc tập trận cho phép Mỹ và NATO trau dồi thêm những bài học kinh nghiệm từ các sự kiện huấn luyện trong quá khứ, hướng đến các quy trình tốt hơn cho các lực lượng của Mỹ và các đối tác NATO để ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Cuộc diễn tập trên được xem là công cụ hữu ích để các bên rèn luyện kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ an ninh và ổn định trên toàn khu vực.

Tín hiệu tích cực trong hợp tác này khác hẳn so với giai đoạn nắm quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiều chuyên gia đã gọi thời kỳ 4 năm này là “lòng tin giữa hai bên gần như bị đổ vỡ”. Vào tháng 12-2020, Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc đàm phán về một hiệp ước đầu tư mới với Trung Quốc bất chấp sự phản đối của các thành viên trong chính phủ Tổng thống Joe Biden. Hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc cho thấy Chính phủ Mỹ cần phải làm rất nhiều việc để lấy lại lòng tin của châu Âu.

Và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện các bước đi tích cực để xây dựng lại lòng tin với châu Âu, như ưu tiên các cuộc điện đàm ra mắt với các nhà lãnh đạo châu Âu, nêu bật tầm quan trọng của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2 vừa qua. Quan trọng nhất, ông Biden đã lựa chọn những cố vấn có cam kết mạnh mẽ đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, như Ngoại trưởng Antony Blinken, cho các vị trí chủ chốt về chính sách đối ngoại.

Chia sẻ quyền lãnh đạo

Quốc phòng và an ninh là lĩnh vực hứng chịu tổn hại nghiêm trọng nhất đối với lòng tin xuyên Đại Tây Dương. Thái độ lạnh nhạt của Mỹ đối với NATO thời ông Donald Trump đã làm suy yếu liên minh, lung lay niềm tin trong cam kết giữa Mỹ và NATO về hợp tác an ninh. Việc ông Donald Trump chỉ tập trung vào mục tiêu buộc các đồng minh “phải đóng góp một cách công bằng” đã làm tổn thương liên minh.

Tổng thống Joe Biden sẽ phải tìm cách khắc phục những thiệt hại mà người tiền nhiệm của ông đã gây ra cho NATO. Trang mạng Atlantic Council cho rằng ông Biden nên tiếp tục có các cuộc điện đàm với tất cả các nước đồng minh NATO để khẳng định cam kết của Mỹ, đề xuất các cách thức cụ thể để củng cố liên minh trong cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo NATO và đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ trong năm cầm quyền đầu tiên để hoàn thiện một khái niệm chiến lược mới cho liên minh.

Trong khi ông Donald Trump liên tục chỉ trích các đồng minh NATO vì không đạt được mục tiêu dành 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng, ông Biden nên ưu tiên việc chuẩn bị cho liên minh đối phó với các mối đe dọa an ninh hiện tại và tương lai. Thiết kế một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn để chia sẻ gánh nặng có thể giúp giải quyết nhu cầu đóng góp quốc phòng lớn hơn. Đồng thời thừa nhận rằng các đồng minh cần thời gian để đáp ứng các cam kết chính trị trong một môi trường kinh tế đầy thách thức.

Chính quyền Mỹ cũng nên tránh các cuộc tranh luận dài dòng trên lý thuyết, vốn đã cản trở các cuộc thảo luận về an ninh xuyên Đại Tây Dương trong nhiều năm. Khi các đồng minh hầu như đã chấp nhận những trách nhiệm này, Washington cũng nên chấp nhận một EU mạnh mẽ hơn và có khả năng hơn để chia sẻ quyền lãnh đạo với Mỹ. Một bộ máy quốc phòng mạnh mẽ của EU, nếu trở thành hiện thực, sẽ củng cố chứ không phải làm suy yếu an ninh xuyên Đại Tây Dương.

 

Theo MINH CHÂU tổng hợp (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.