Hiệu quả chương trình, dự án hỗ trợ nông dân Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) vẫn chiếm hơn 15%, tập trung ở hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Cụ thể, các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân trong giai đoạn 2018-2023 gồm: tái canh gần 1.917 ha cà phê, cấp không 230.420 kg giống lúa, cấp không 50.586 cây bơ giống cho bà con trồng xen với các loại cây lưu niên, cấp 80.864 cây điều giống cao sản, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp, liên kết xây dựng mã vùng các sản phẩm, hướng dẫn xây dựng mỗi xã thực hiện 1 sản phẩm OCOP, thành lập các mô hình nông hội/tổ hội trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc… Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân chủ yếu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia và từ các dự án nông thôn miền núi được Nhà nước phân bổ.

Bà Võ Thị Thu Hiền (bìa trái)-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất với vợ chồng ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Cư

Bà Võ Thị Thu Hiền (bìa trái)-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất với vợ chồng ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: “Phòng luôn tích cực tham mưu UBND huyện chỉ đạo thực hiện, quản lý các chương trình, dự án hỗ trợ bà con nông dân phát triển kinh tế. Trong đó có việc hỗ trợ nhiều loại cây giống cho 3.353 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số tái canh gần 1.917 ha cà phê”.

Ngoài ra, các chương trình, dự án cũng đã hỗ trợ giống vật nuôi, tư vấn miễn phí xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hồ tiêu theo hướng VietGAP, liên kết thực hiện mã vùng trồng cây chanh dây, hướng dẫn thành lập tổ hội trồng cây ăn quả, tổ hội chăn nuôi heo, tổ hội chăn nuôi bò sinh sản, tổ hội chăn nuôi dê, liên kết sản xuất-chăn nuôi với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Minh (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng) cho hay: “Nhờ có các chương trình, dự án hỗ trợ cây giống, vốn vay ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật mà gia đình tôi có điều kiện canh tác hơn 3 ha cà phê, sầu riêng, chanh dây, dâu tây, ổi, bơ, mít... Trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình thu hơn 500 triệu đồng, giữ vững danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”.

Còn bà Võ Thị Thu Hiền-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng thì thông tin: “Nhờ phát huy hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân mà công tác Hội và phong trào nông dân trong xã ngày càng phát triển. Đến nay, toàn xã có hơn 200 hội viên là chủ hộ được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp”.

Trao đổi với P.V, bà Siu H'Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông-khẳng định: “Các cấp Hội Nông dân trong huyện tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút và phát triển hội viên tham gia sinh hoạt, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và các doanh nghiệp để thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân hiệu quả hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.